ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH VAY VỐN TÍN DỤNG CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

  • ĐẶNG THANH SƠN

Abstract

Tín dụng nông thôn có vai trò rất quan trọng để phát triển ngành nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu trở thành ngành sản xuất hàng hóa, bản thân tín dụng nông thôn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Bài viết này sử dụng mô hình phân tích Probit và Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân tỉnh Kiên Giang (KG). Kết quả nghiên cứu cho thấy hộ nông dân nào có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản nhiều hơn thì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng cao hơn. Điều này cho thấy các ngân hàng chỉ cho vay đối với những hộ nông dân có tài sản đảm bảo mà không dựa vào hiệu quả của dự án sản xuất kinh doanh của nông hộ. Kết quả nghiên cứu này là một trong những luận cứ khoa học cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các ngân hàng và người quyết định trong việc lập chính sách phát triển kinh tế tỉnh KG hiệu quả hơn. Đồng thời, bài nghiên cứu này là cơ sở hỗ trợ cho các hộ nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp sử dụng vốn vay hiệu quả hơn, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và tự vươn lên thoát nghèo, tạo môi trường thuận lợi cho toàn tỉnh phát triển bền vững.http://jabes.ueh.edu.vn/Home/SearchArticle?article_Id=74bfe546-329c-4287-a868-533cb8ca8a6c
điểm /   đánh giá
Published
2018-06-13
Section
Bài viết