Ảnh hưởng của các thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp du lịch tại Nha Trang

  • Nguyễn Anh Tuấn
  • Lê Kim Long

Abstract

Nghiên cứu này vận dụng lí thuyết tiếp thị địa phương để đo lường sự hài lòng của các doanh nghiệp trong ngành du lịch tại thành phố Nha Trang đối với những thuộc tính của địa phương. Các thuộc tính này được chia thành 3 nhóm chính: (1) Hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch; (2) Chế độ, chính sách, dịch vụ kinh doanh; và (3) Môi trường văn hóa, tự nhiên sống và làm việc. Sự hài lòng của doanh nghiệp được thể hiện qua việc doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tại Nha Trang với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng như mong muốn, doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dài hạn và sẵn lòng mở rộng quy mô tại địa phương. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu 235 doanh nghiệp du lịch tại Nha Trang và sử dụng các công cụ phân tích kinh tế lượng để đánh giá độ phù hợp của mô hình, kiểm định các mối quan hệ, cũng như đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy trong nhóm 13 thuộc tính địa phương chỉ có 4 nhóm thuộc tính tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp được sắp xếp theo thứ tự mức độ quan trọng đó là: (1) Sự hợp tác của các doanh nghiệp du lịch; (2) Thủ tục sau đăng kí kinh doanh; (3) Dịch vụ kinh doanh; và (4) Chi phí điện nước. Kết quả cũng cho thấy doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến lớn (từ 20 nhân viên trở lên)[1] có mức độ hài lòng cao hơn và các doanh nghiệp trong tiểu ngành lưu trú có mức độ hài lòng kém hơn các doanh nghiệp khác như nhà hàng, lữ hành v.v..http://jabes.ueh.edu.vn/Home/SearchArticle?article_Id=33ac6a6a-07cc-4c50-8645-06574121bdcd
điểm /   đánh giá
Published
2018-06-07
Section
Bài viết