Tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long

  • ĐINH PHI HỔ
  • TỪ ĐỨC HOÀNG

Abstract

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tác giả dựa vào dữ liệu bảng (104 quan sát) của 13 tỉnh/thành trong vùng giai đoạn 2006–2013, kết hợp hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng. Hai mô hình hồi quy cơ bản đối với dữ liệu bảng được sử dụng: (i) Tác động ngẫu nhiên (REM); và (ii) Tác động cố định (FEM). Các biến đại diện cho vốn con người bao gồm: Số năm đi học bình quân đầu người của lực lượng lao động, chi tiêu ngân sách nhà nước cho giáo dục và y tế. Bên cạnh các biến chính này, mô hình còn đề cập đến các biến khác như đầu tư kinh tế tư nhân, tỉ lệ hộ nghèo, độ mở thương mại và tỉ trọng khu vực phi nông nghiệp trong GDP. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu đại diện cho vốn con người đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm: (i) Số năm đi học bình quân của lực lượng lao động; (ii) Tỉ lệ chi tiêu ngân sách nhà nước cho giáo dục; và (iii) Tỉ lệ chi tiêu ngân sách nhà nước cho y tế. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách liên quan đến giáo dục và y tế nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế của vùng.http://jabes.ueh.edu.vn/Home/SearchArticle?article_Id=d1224c5f-fe89-47ee-917f-803eca97c8b6
điểm /   đánh giá
Published
2018-05-31
Section
Bài viết