Địa danh trong thơ ca dân gian xứ Nghệ

  • Nguyễn Nhã Bản
  • Phan Xuân Đạm

Tóm tắt

Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu hệ thống địa danh về các mặt: nguồn gốc, cấu trúc, ý nghĩa, sự chuyển hóa, biến đổi các phương thức định danh. Khảo sát các địa danh ở Nghệ Tĩnh (xứ Nghệ) không thể không nghiên cứu hệ thống địa danh trong thơ ca dân gian (TCDG) xứ Nghệ bởi vì các tác phẩm TCDG “chính là phần nghệ thuật ngôn từ sinh thành, phát triển trong đời sống của nhân dân theo phương thức truyền miệng và tập thể”. Trong kho tàng TCDG xứ Nghệ có các thể loại: ca dao, dân ca (gồm các thể: hò, hát ví, hát giặm, hát ru, hát sắc bùa, hát khi thờ cúng tế lễ, hát chèo, hát ca trù, hát đồng dao v.v...). Tuy nhiên, khi khảo sát hệ thống địa danh trong ca dao và dân ca xứ Nghệ bài viết chỉ chọn ca dao và phần lời hát giặm và hát phường vải vì đây là những thể loại được coi là cái thổ sản đặc biệt của VHDG xứ Nghệ đã được sưu tầm, giới thiệu, văn bản hóa, tập hợp thành các tập: Ca dao Nghệ Tĩnh trước Cách mạng Tháng Tám ; Kho tàng ca dao xứ Nghệ; Hát giặm Nghệ Tĩnh; Hát phường vải.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-10-20
Chuyên mục
BÀI BÁO