ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA NHÓM TỪ NGỮ CHỈ PHONG TỤC CƯỚI XIN TRONG TIẾNG VIỆT (LIÊN HỆVỚI TIẾNG ANH)

  • VŨ LINH CHI

Tóm tắt

<!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->

Cưới xin là một trong những phong tục xuất hiện từ khá lâu và có mặt ở tất cả các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, từng dân tộc lại có tục lệ cưới xin riêng, mang nét đặc thù dân tộc. Đây chính là lí do để người viết tiến tới tìm hiểu những từ ngữ biểu thị phong tục này trong tiếng Việt và tiếng Anh để qua đó phần nào lí giải được đặc trưng văn hóa của hai dân tộc. Bài viết này sẽ đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm định danh xét từ góc độ cách thức biểu thị của nhóm từ ngữ chỉ phong tục cưới xin trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Anh).  Về thuật ngữ“định danh” có rất nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng cách hiểu phổ biến nhất về định danh là “cách đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng, tính chất...”. Khi đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng, tính chất hay quá trình,... con người với tư cách là chủ thể định danh tiến hành quan sát, tìm hiểu kĩ càng, vạch ra một loạt những đặc trưng nào đó có trong nó. Ở mỗi dân tộc, việc lựa chọn đặc trưng làm cơ sở cho sự định danh không phải bao giờ cũng giống nhau. Đó không phải là sự liên tưởng ngẫu nhiên mà có lí do của nó. Lí do chọn đặc trưng này chứ không phải đặc trưng khác phụ thuộc vào thiên hướng quan sát của chủ thể định danh. Đây là cái làm nên đặc trưng riêng cho ngôn ngữ của mỗi dân tộc.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-09-28
Chuyên mục
BÀI BÁO