NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG HỆ THỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ NGÔN NGỮ “PHI CHUẨN” CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG HỆ THỐNG

  • Nguyễn Văn Hiệp

Tóm tắt

Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday xem ngôn ngữ nhƣ một nguồn lực tạo nghĩa. Ngôn ngữ đã tiến hóa để có được những cấu trúc khác nhau, làm cơ sở lựa chọn để chúng ta có thể biểu đạt nghĩa kinh nghiệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản. Như đã phân tích trên đây, cách nói “phi chuẩn” của lớp trẻ hiện nay có những mặt tích cực và những mặt tiêu cực. Nhưng bất luận là tích cực hay tiêu cực thì theo góc nhìn của ngữ pháp chức năng, những cách nói như vậy đều tồn tại một cách khách quan, là cơ sở nguyên liệu cho các lựa chọn tiếp theo. Nói cách khác, đối với Ngữ pháp chức năng thì ngôn ngữ “phi chuẩn” cũng là một phần của hệ thống các chọn lựa, và sẽ có tính sản sinh, được nhân lên trong nhiều tình huống giao tiếp khác. Như vậy, nếu như hiện tượng “phi chuẩn” tích cực có thể có những đóng góp tốt cho ngôn ngữ thì những hiện tượng “phi chuẩn” tiêu cực sẽ dần dần làm tha hóa, biến đổi hệ thống ngôn ngữ theo chiều hướng xấu. Vì vậy, từ cách tiếp cận của Ngữ pháp chức năng hệ thống, thực trạng ngôn ngữ “phi chuẩn” tiêu cực của lớp trẻ hiện nay là đáng báo động, cần có những biện pháp để ngăn ngừa, giáo dục lớp trẻ tìm về những cách nói trong sáng, chuẩn mực, được cộng đồng chấp nhận.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-09-16
Chuyên mục
BÀI BÁO