BIỂU TƯỢNG TÍNH DỤC TRONG CA DAO XỨ HUẾ TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN

  • Trương Thị Nhàn

Tóm tắt

Đã có thể nói đến một thế giới biểu tượng tính dục có ý nghĩa phồn thực hết sức đa dạng, phong phú trong ca dao xứ Huế. Nếu đi sâu tìm hiểu, có thể phát hiện được trong thế giới biểu tượng phong phú này những biểu tượng gốc, tức là những biểu tượng thuộc loại “siêu mẫu” (archétype) tồn tại trong kí ức vô thức của tập thể, cộng đồng, được phát lộ một cách hồn nhiên qua lời nam nữ đối đáp, trêu ghẹo nhau: cây, hoa, ong, hang, lỗ, giếng, gậy(với các biến thể sào, que củi mục), cột (bộ cọc chèo, thang), chày, đá, đất(ruộng, đầm, ao, đìa), rừng(rú, ri) v.v... Như nhận xét của nhà biểu tượng học nổi tiếng Jean Chevalier, đồng tác giảcủa Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: “biểu tượng sống động nảy sinh từ cõi vô thức của con người và từ môi trường của anh ta”.

Nghiên cứu biểu tượng tính dục trong mối quan hệ với các biểu tượng gốc thuộc hệ biểu tượng phồn thực là một hướng đi  đúng, có thể áp dụng vào nghiên cứu biểu tượng tính dục trong ca dao xứ Huế. Hi vọng, với hướng đi này, trong tương lai, chúng tôi sẽ phát hiện được nhiều điều hơn về cái phần tâm linh “bị dồn nén vào vô thức” trong biểu tượng (nói theo cách của các nhà phân tâm học), từ đó hiểu hơn về bản chất, ý nghĩa, giá trị văn hóa, tâm linh của biểu tượng tính dục cũng như đặc điểm hình thức và giá trị của ngôn ngữ biểu tượng trong ca dao xứ Huế.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-08-25
Chuyên mục
BÀI BÁO