ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG ĐÍCH THỰC TRONG TIẾNG THANH HÓA

  • Cao Xuân Hải

Tóm tắt

Đại từ  nhân xưng đích thực trong tiếng Thanh Hóa (TTH)  có số  lượng  lớn  hơn  nhiều  so  với  đại  từ  nhân xưng đích thực trong tiếng Việt phổ thông (TVPT). Đây là  kết quả của hiện tượng biến đổi ngữ  âm  không đồng đều của các đại từ nhân xưng đích thực trong tiếng  Việt   khi  đi  vào  các  tiểu  vùng  địa phương   Thanh  Hóa.  Chúng   bao  gồm  các biến thể  giống phương ngữ  Bắc (tao, tôi, tớ, mình,  ta...),  các  biến  thể  giống  phương  ngữ Trung (tau, tui, choa, mi, bay, bây...) và các biến thể chỉ có trong TTH (va, nhà va). Sự  khác  biệt  lớn  nhất  của  đại  từ  nhân xưng  đích  thực  trong  TTH  so  với  TVPT  là về  mặt ngữ  âm. Sự  khác biệt  này  tạo ra cho TTH  một  đặc  trưng  riêng  về  giọng  điệu  và sắc thái ngữ  nghĩa trong giao tiếp. Cụ  thể, hệ thống  đại  từ  xưng  hô  đích  thực  trong  TTH làm  cho  giọng  điệu  của  người  Thanh  Hóa vừa mang âm hưởng của giọng điệu phương ngữ  Trung  lại  vừa  mang  âm  ưởng  của giọng  điệu  phương  ngữ  Bắc.  Trong  xu hướng  hòa  nhập  vào  dòng  chảy  chung  của TVPT, những biến âm của đại từ  nhân xưng trong   TTH  nói  chung,  đại  từ  va  và  nhà  va nói  riêng  vẫn  có  sức  sống  bền  bỉ,  phát  huy tích  cực  vai  trò  của  nó  trong  cuộc  sống người  dân  xứ  Thanh.  Có  thể  nói,  cùng  với những biến thể  ngữ  âm khác, hệ  thống đại từ nhân  xưng  đích  thực  trong    TTH  đã  tạo  ra bản  sắc riêng trong ngôn  ngữ  của  người  xứ Thanh.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-07-06
Chuyên mục
BÀI BÁO