CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CỦA CÂU KHẨU HIỆU TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LÍ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN

  • Đỗ Thị Xuân Dung

Tóm tắt

Phân tích diễn ngôn phê phán là thuật ngữ chỉ một phương pháp phân tích diễn ngôn xuất phát từ lí thuyết ngôn ngữ học phê phán với nhiệm vụ phân tích các mối quan hệ giữa suy nghĩ, thái độ, hệ tư tưởng và cách thể hiện chúng qua ngôn ngữ, đựợc các nhà ngôn ngữ học tiêu biểu như Kress & Hodge (1979), Fowler và cộng sự (1979), van Dijk (1985), Fairclough (1989) và Wodak (1989) khởi xướng và phát triển. Với quan điểm xem diễn ngôn là một thực tiễn xã hội và đồng thời còn là sự phản ánh thực tiễn đó, CDA đã dựa trên nền tảng của ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday (1984) để phân tích ngôn ngữ và làm rõ các cấu trúc ngôn ngữ thể hiện quyền lực trong các văn bản, trên cơ sở 3 siêu chức năng của ngôn ngữ, đó là chức năng ý niệm (kinh nghiệm của người nói về thế giới), chức năng liên nhân (quan hệ xã hội của người nói và người nghe) và chức năng tạo văn bản (cấu trúc diễn ngôn). Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng mô hình phân tích diễn ngôn phê phán được Fairclough đề xuất với 3 thao tác miêu tả, hiểu và giải thích, trong đó, thao tác miêu tả tập trung vào vấn đề sử dụng từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn của văn bản để phân tích 169 cú trong 130 diễn ngôn khẩu hiệu chính trị-xã hội.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-05-21
Chuyên mục
BÀI BÁO