HỆ QUI CHIẾU ĐƯỢC ĐỀ XUẤT CHO NGHIÊN CỨU TƯƠNG ĐỒNG-DỊ BIỆT TRONG GIAO TIẾP GIAO VĂN HOÁ VÀ SỰ CỐ DỤNG HỌC TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HOÁ: QUI CHIẾU TÁC ĐỘNG (GIAO TIẾP) (BÀI 4)

  • Nguyễn Quang Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN
Từ khóa: hệ qui chiếu, qui chiếu tác động, mô hình LCI, thành tố tác động, thành tố ảnh hưởng, thành tố biểu hiện

Tóm tắt

Tiếp nối bài 3 giới thiệu về chiều qui chiếu ‘Tác động’ (giao tiếp), trình bày các kiểu mô hình giao tiếp chính yếu, tổng quan và phân loại một số kiểu mô hình/hệ hình/mạng giao tiếp liên văn hoá (ICC) và dân tộc học giao tiếp (EC) phổ dụng, bài viết này đề xuất một mô hình về ngôn ngữ và văn hoá trong tương tác (mô hình LCI). Đây là mô hình xuyên tác với 10 nhóm thành tố thuộc 3 loại: thành tố ảnh hưởng, thành tố tác động và thành tố biểu hiện. Mô hình này kết hợp giữa hai chiều qui chiếu ‘Tác động’ và ‘Biểu hiện’, đồng thời gợi mở cho chiều qui chiếu ‘Cấp mức’. Mạng thành tố cụ thể cho chiều qui chiếu ‘Tác động’ sẽ được trình bày trong bài tiếp sau.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-02-28
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU