DỊCH VỤ KHÔNG TIẾP XÚC TRONG NGÀNH KHÁCH SẠN VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHÁCH SẠN JW MARRIOTT HANOI VÀ KHÁCH SẠN NOVOTEL HANOI THÁI HÀ

  • Nguyễn Ngọc Dung Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Vũ Chiến Thắng Hội đồng Tư vấn du lịch
Từ khóa: dịch vụ không tiếp xúc, ngành khách sạn, điều kiện, yêu cầu

Tóm tắt

Tại Việt Nam, dịch vụ không tiếp xúc trong các doanh nghiệp khách sạn còn khá mới mẻ. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu tổng quan dịch vụ không tiếp xúc và những vấn đề liên quan. Chúng tôi dựa vào mô hình 5M của Kaoru Ishikawa (1968) để xây dựng khung lý thuyết gồm năm yếu tố bên trong của khách sạn có ảnh hưởng tới việc triển khai dịch vụ không tiếp xúc trong khách sạn ở Việt Nam. Căn cứ vào khung nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện điều tra các điều kiện thực tế về cung cấp dịch vụ không tiếp xúc tại hai khách sạn 5 sao, gồm JW Marriott Hanoi và Novotel Hanoi Thái Hà. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, gồm nghiên cứu thư viện, phân tích dữ liệu; quan sát có sự tham dự; điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Qua các kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra thảo luận và khuyến nghị đối với việc triển khai dịch vụ không tiếp xúc trong các khách sạn ở Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-12-31
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU