PHÂN BIỆT NỮ GIỚI TRONG TỤC NGỮ HÀN QUỐC (CÓ LIÊN HỆ VỚI TỤC NGỮ VIỆT NAM)

  • Hoàng Thị Yến Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa, Đại học CMC
Từ khóa: phân biệt đối xử, vị thế thấp kém của phụ nữ, sắc thái tiêu cực, đạo đức Nho giáo, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt

Tóm tắt

Bài viết tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc nhìn đồng đại động, phân tích hình ảnh người phụ nữ dựa trên ngữ liệu tục ngữ tiếng Hàn. Các thao tác khảo sát tư liệu, phân loại các đơn vị tục ngữ theo các phạm trù ngữ nghĩa, phân tích và liên hệ với tiếng Việt được sử dụng kết hợp một cách linh hoạt nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình ảnh mang sắc thái tiêu cực của người phụ nữ được phản ánh khá đa đạng trong tục ngữ. Có thể thấy rõ sự thiếu công bằng, thái độ thiếu thiện ý mang đậm sự phân biệt trong đối xử, thậm chí là có phần tàn nhẫn đối với thói hư tật xấu của người phụ nữ. Cuộc đời của người phụ nữ được phác họa trong tục ngữ với thân phận của kẻ yếu thế, luôn phải cam chịu, phụ thuộc vào người khác. Vòng luẩn quẩn của mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu cho thấy cuộc đời bế tắc của người phụ nữ, ý thức về sự bình đẳng, sự tôn trọng đối với phụ nữ bị “phong ấn” một phần bởi đạo đức Nho giáo. Đây cũng chính là giá trị lên án những bất công trong xã hội phong kiến với tiêu chuẩn tứ đức, qui tắc tam tòng của đạo đức Nho giáo của tục ngữ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-08-31
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU