PHƯƠNG PHÁP SỐ VÀ THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ ĐẶC TRƯNG BỀN MỎI CỦA CHI TIẾT MÁY KHI CHỊU TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT PHỨC TẠP

  • Bùi Mạnh Cường Khoa Cơ khí, Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
  • Đỗ Văn Sĩ Khoa Cơ khí, Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
  • Vũ Công Hàm Khoa Cơ khí, Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
  • Nguyễn Hữu Chiến Khoa Cơ khí, Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
  • Đào Văn Lưu Trung tâm Công nghệ, Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
  • Tạ Văn San Hệ Quản lý học viên sau đại học, Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn

Tóm tắt

Xác định đặc trưng bền mỏi của chi tiết máy có vai trò quan trọng trong quá trình tính toán, thiết kế máy. Tuy nhiên, khi chi tiết máy chịu trạng thái ứng suất phức tạp, việc xác định trực tiếp đặc trưng bền mỏi của chúng theo phương pháp truyền thống là vấn đề hết sức phức tạp. Trong bài báo này, các tác giả trình bày kết quả nghiên cứu phát triển một phương pháp số cho phép tính toán, khảo sát giới hạn bền mỏi của chi tiết máy khi chịu trạng thái ứng suất, biến dạng phức tạp theo các tiêu chí khác nhau, đồng thời trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác định giới hạn bền mỏi của chi tiết máy trong trạng thái ứng suất phức tạp với hai dạng mẫu khác nhau trên cơ sở sử dụng bàn rung LDS. Các kết quả nghiên cứu số và thực nghiệm cho thấy, khi chịu trạng thái ứng suất phức tạp, việc đánh giá đặc trưng bền mỏi theo phương pháp ứng suất chính thứ nhất cho kết quả sai số lớn nhất, trong khi đó phương pháp mặt phẳng tới hạn cho kết quả tin cậy hơn cả.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-07
Chuyên mục
BAI BAO KHOA HOC