NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN KÍCH THƯỚC “TAI” KHI DẬP VUỐT LẦN ĐẦU CHI TIẾT HÌNH TRỤ TỪ VẬT LIỆU DỊ HƯỚNG SUS-304 BẰNG MÔ PHỎNG SỐ

  • Lại Đăng Giang Khoa Cơ khí, Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
  • Trần Đức Hoàn Khoa Cơ khí, Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
  • Lê Quốc Dũng Khoa Cơ khí, Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
  • Nguyễn Văn Chỉnh Viện Công nghệ, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Tóm tắt

Dị hướng là tính chất cố hữu của vật liệu tấm, đặc biệt là các loại tấm cán nguội. Khi dập vuốt chi tiết dạng hình trụ, các loại tấm này luôn xuất hiện “tai” trên miệng chi tiết, nghĩa là chiều cao chi tiết không đều theo các hướng khác nhau so với hướng cán. Dự đoán chính xác sự hình thành “tai” khi dập vuốt có ý nghĩa quan trọng đối với thiết kế công nghệ chế tạo các chi tiết dạng trụ. Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ bao gồm khe hở dập vuốt, hệ số ma sát tiếp xúc và lực ép biên đến kích thước “tai” khi dập vuốt chi tiết dạng trụ từ vật liệu dị hướng SUS-304. Phương pháp quy hoạch Taguchi được sử dụng trong đó mô hình vật liệu được xây dựng trên cơ sở các thí nghiệm thử kéo mẫu vật liệu thực. Kết quả cho thấy lực ép biên có ảnh hưởng lớn nhất đến chiều cao “tai” lớn nhất (48,53%), tiếp đó đến hệ số ma sát tiếp xúc (38,71%) và khe hở dụng cụ (12,76%).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-07
Chuyên mục
BAI BAO KHOA HOC