NGUY CƠ CHÁY RỪNG PHÍA TÂY NAM HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN - MỘT MÔ HÌNH TIẾP CẬN ĐA TIÊU CHÍ

  • Thi Thu Nga Nguyen Le Quy Don Technical University, Hanoi, Vietnam
  • Thi Hanh Tong Le Quy Don Technical University, Hanoi, Vietnam
Từ khóa: Cháy rừng, AHP, hạn hán, nhiệt độ

Tóm tắt

Cháy rừng được coi là một trong những mối nguy hiểm phổ biến nhất ở các khu vực rừng núi, đe dọa nghiêm trọng đối với hệ động thực vật và con người. Bài báo sử sử dụng kỹ thuật phân tích hệ thống thông tin địa lý GIS ở khu vực phía Tây Nam của huyện Kỳ Sơn thuộc tỉnh Nghệ An, nơi có hàng ngàn hecta rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn được chọn để tiến hành thực nghiệm. Các nhân tố được lựa chọn để thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng bao gồm 9 chỉ số: chỉ số khô hạn NDDI, nhiệt độ bề mặt, độ dốc, độ cao, khoảng cách đến đường giao thông, khoảng cách đến sông suối, khoảng cách đến nương rẫy, khoảng cách đến khu dân cư và hướng phơi. Kết quả xác định trọng số của các nhân tố theo kỹ thuật phân tích thứ bậc AHP cho thấy hạn hán và nhiệt độ bề mặt là hai nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số cháy rừng. Chỉ số tới hạn dẫn đến nguy cơ cháy rừng của chỉ số khô hạn là 0,2 - 0,4 mm và nhiệt độ bề mặt là 25 - 30°C. Diện tích có nguy cơ cháy cao chiếm tỉ lệ lớn nhất là 38% với diện tích 24519,78 ha, tiếp đến là nguy cơ cháy trung bình với 21012,48 ha chiếm 33% diện tích toàn khu vực nghiên cứu. Nguy cơ cháy cực kỳ cao chiếm diện tích nhỏ nhất với 1283,76 ha (2%). Mặc dù việc kiểm soát các đám cháy là rất khó khăn, song bản đồ nguy cơ cháy rừng có thể phát hiện các khu vực có rủi ro lớn hơn và giảm thiểu chúng. Vì vậy, việc lập bản đồ vùng có nguy cơ cháy rừng là cần thiết như một giải pháp bảo vệ rừng trước nguy cơ cháy rừng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-05
Chuyên mục
Bài viết