NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VỀ ĐỘ BỀN CỦA BÊ TÔNG HẠT NHỎ CƯỜNG ĐỘ CAO CHẾ TẠO TỪ CÁT NHIỄM MẶN VÀ CỐT LIỆU NGHIỀN

  • Trần Văn Cương Le Quy Don Technical University
  • Nguyễn Thanh Sang University of Transport and Communications
  • Đinh Quang Trung Le Quy Don Technical University
Từ khóa: Bê tông hạt nhỏ, cát nhiễm mặn, độ hút nước, độ bền sunfat, độ bền kiềm - cốt liệu

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu một số đặc trưng về độ bền của bê tông hạt nhỏ cường độ cao được chế tạo từ cát nhiễm mặn và cốt liệu nghiền với các tỉ lệ phối trộn khác nhau. Các tính chất cơ lý và độ bền đặc thù của bê tông khi làm việc trong môi trường nhiễm mặn đã được kiểm tra, bao gồm: cường độ chịu nén, độ hút nước, độ bền sunfat và độ bền kiềm - cốt liệu của bê tông. Kết quả cho thấy khi thay thế cốt liệu thông thường trong bê tông cấp độ bền C50 bằng hỗn hợp cát nhiễm mặn và cốt liệu nghiền với tỉ lệ phối trộn phù hợp, bê tông có cường độ chịu nén đạt trên 50 MPa và độ hút nước giảm đi đáng kể. Độ bền sunfat và độ bền kiềm - cốt liệu đảm bảo đáp ứng các yêu cầu được quy định bởi các tiêu chuẩn chuyên ngành cho bê tông chịu sunfat và bê tông chịu kiềm. Kết quả này có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu ứng dụng bê tông hạt nhỏ cường độ cao chế tạo từ cát nhiễm mặn vào xây công trình làm việc trong môi trường biển và hải đảo.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-06-14
Chuyên mục
Bài viết