Tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế: Tiếp cận bằng mô hình ngưỡng bảng động

  • Hồ Thị Lam
  • Lê Hồng Ngọc
  • Nguyễn Minh Huệ Trân
Từ khóa: tăng trưởng kinh tế, EKC, ô nhiễm môi trường, CO2, ngưỡng

Tóm tắt

Bài báo sử dụng lý thuyết đường cong Kuznets môi trường (EKC) để
nghiên cứu tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế ở 17 quốc gia châu Á
giai đoạn 1996- 2019, đồng thời tìm kiếm mức ngưỡng thu nhập mà tại đó tạo
ra sự đổi hướng tác động. Mô hình hồi quy ngưỡng bảng động được sử dụng
để thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Các phát hiện cho thấy, tăng trưởng kinh
tế có tác động phi tuyến hình chữ U ngược đến suy thoái môi trường. Theo
đó, tăng trưởng kinh tế làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái khi GDP bình
quân đầu người ở mức thấp, nhưng khi vượt qua điểm ngưỡng (12,487 nghìn
USD/người/năm), tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện chất lượng môi trường.
Khi so sánh sự khác biệt về tác động này giữa nhóm các quốc gia phát triển
và đang phát triển, kết quả của chúng tôi một lần nữa khẳng định những phát hiện này. Kết quả này đã cung cấp bằng chứng cho thấy giả thuyết EKC tồn tại
ở các nước châu Á. Bên cạnh đó, tiêu dùng năng lượng, nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, mở cửa thương mại và chất lượng thể chế có tác động đáng
kể đến phát thải CO2. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra kết
luận và hàm ý chính sách nhằm giảm suy thoái môi trường và thúc đẩy phát
triển kinh tế bền vững ở châu Á.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-01-25
Chuyên mục
Bài viết