Chỉ số phát triển tài chính: Tổng quan lý luận và thực tiễn tại các quốc gia ASEAN

  • Bùi Ngọc Toản
Từ khóa: ASEAN, chỉ số phát triển tài chính, yếu tố tác động

Tóm tắt

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là trình bày tổng quan lý luận và thực
tiễn về chỉ số phát triển tài chính tại 10 quốc gia ASEAN, bao gồm: Brunei,
Indonesia, Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái
Lan và Việt Nam, giai đoạn 2002- 2020. Mẫu dữ liệu được tác giả thu thập từ cơ
sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. Nhằm làm rõ thực tiễn về chỉ số phát triển tài
chính, tác giả sử dụng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) để
ước lượng các yếu tố tác động đến chỉ số này. Kết quả ước lượng cho thấy chỉ số
phát triển tài chính bị tác động tích cực bởi tăng trưởng kinh tế và độ mở thương
mại. Tuy nhiên, sự gia tăng của lạm phát có thể làm suy giảm chỉ số phát triển tài
chính. Kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm có ý nghĩa quan trọng đối
với các quốc gia ASEAN, đặc biệt là trong việc đưa ra những chính sách nhằm
cải thiện chỉ số phát triển tài chính tại các quốc gia này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-20
Chuyên mục
Bài viết