Xem xét nhận thức cơ hội, nhận thức khả năng và sợ thất bại tác động đến ý định khởi nghiệp

  • Lâm Ngọc Thùy
  • Nguyễn Thị Hồng Hoa
Từ khóa: Ý định khởi nghiệp; Mô hình PLS-SEM; Nhận thức cơ hội; Nhận thức khả năng; Sợ thất bại.

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu trình bày kết quả nghiên cứu ý định khởi
nghiệp của những người trưởng thành. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được
sử dụng để kiểm tra các giả thuyết trên mẫu khảo sát 309 người trưởng thành
tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 14/10/2022 đến ngày 30/11/2022.
Kết quả cho thấy có ba nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp:
nhận thức cơ hội kinh doanh có mức ảnh hưởng cao nhất đến ý định khởi nghiệp với 48,8%. Kế đến là nỗi sợ thất bại khi khởi nghiệp với 23,9% và nhận
thức khả năng kinh doanh chiếm 17,7% mức độ ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của những người trưởng thành. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng
thừa nhận hai nhân tố tác động gián tiếp đến ý định khởi nghiệp là Văn hoá xã
hội và Năng lực khởi nghiệp. Từ đó nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm
(1) nâng cao nhận thức cơ hội kinh doanh và nhận thức khả năng khởi nghiệp,
như xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh, kỹ năng
khởi nghiệp và vận hành hoạt động kinh doanh cho người dân và (2) giảm nỗi
sợ thất bại khi khởi sự như cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng một
Chính phủ kiến tạo, nhờ đó giúp dần lấy lại lòng tin của người làm kinh doanh.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-06-23
Chuyên mục
Bài viết