Bàn về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị hành chính Nhà nước ở Việt Nam

  • Tào Thị Kim Vân
  • Trần Mạnh Dũng
Từ khóa: tự chủ, tài chính

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, nhiều nước đang phát triển đã chuyển dần phương thức quản lý dựa vào “kết quả đầu ra” thay cho phương thức truyền thống quản lý dựa vào các yếu tố đầu vào. Việc thay đổi phương thức quản lý này được cho là trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước (QLHCNN) trong việc sử dụng quản lý và sử dụng các nguồn lực được giao. Tại Việt Nam, cơ chế khoán chi hành chính và biên chế bắt đầu áp dụng thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1999, đến nay khái niệm “khoán chi hành chính” đã được mở rộng thành “cơ chế tự chủ” với phạm vi bao quát hơn. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin giới thiệu về quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế khoán chi hành chính; đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ này, qua đó chỉ ra những mặt tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị hành chính Nhà nước

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-12-16
Chuyên mục
Bài viết