Chính sách lãi suất Việt Nam - hai mươi năm nhìn lại

  • Lê Thanh Tâm
  • Dương Ngọc Diệp
  • Nguyễn Vân Anh
  • Vũ Phương Loan
Từ khóa: Lãi suất, lạm phát, tăng trưởng.

Tóm tắt

Chính sách lãi suất của Việt Nam từ khi đổi mới (1988) đến nay đã có nhiều thay
đổi: Từ chính sách lãi suất cố định (1988-1992), lãi suất trần cho vay và sàn lãi
suất huy động có linh hoạt (1993- 2000), lãi suất cơ bản kèm biên độ dao động
(2000-2001 với ngoại tệ và 2000- 2002 với nội tệ), lãi suất thỏa thuận (2002-2010).
Tuy nhiên, từ 2011 đến nay, với chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách lãi suất của
Ngân hàng Nhà nước đã có những thay đổi theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn, khởi
nguồn bằng chính sách lãi suất trần huy động theo Thông tư 02/2011 ngày 3/3/2011.
Từ đó đến nay, chính sách lãi suất trần huy động vẫn được thực hiện, nhưng có sự
điều chỉnh linh hoạt hơn, chỉ tập trung vào huy động ngắn hạn và điều chỉnh theo
tín hiệu thị trường; và trần lãi suất cho vay ngắn hạn của một số ngành, lĩnh vực
trọng điểm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước vẫn đánh giá
hệ thống tổ chức tín dụng chưa thực sự hoạt động trở lại bình thường và cần giám
sát chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn cao nhất của cả hệ thống.
Bài viết đánh giá tổng quan về chính sách lãi suất và những ảnh hưởng của chính
sách đó trong 20 năm qua tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số nhận xét và khuyến nghị
về chính sách lãi suất trong thời gian tới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-04-25
Chuyên mục
Bài viết