Tự vững hoạt động và khả năng tiếp cận khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô tại Thành phố Hà Nội

  • Nguyễn Thị Hải Yến
  • Đặng Thu Thủy

Tóm tắt

 

 Tự vững hoạt động của tổ chức tài chính vi mô (TCVM) và mức độ tiếp cận của tổ chức đối với khách hàng mục tiêu có mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ cho nhau. Tính tự vững của tổ chức là cơ sở để tổ chức TCVM có thể mở rộng khả năng tiếp cận với khách hàng và ngược lại, khả năng mở rộng tiếp cận khách hàng cũng giúp các tổ chức TCVM đảm bảo được tính bền vững của mình. Bài viết nhằm phân tích thực trạng thực hiện mục tiêu tự vững hoạt động và khả năng tiếp cận khách hàng của các tổ chức TCVM tại thành phố Hà Nội. 

Trong bài viết này khái niệm tổ chức TCVM được hiểu là “loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ” (theo Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam, 2010, Điều 4 khoản 5). Theo nghĩa này, tính đến tháng 8/2015, tại Thành phố Hà Nội có 2 tổ chức TCVM được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp phép, có chứng nhận đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đó là Tổ chức TCVM TNHH Một thành viên Tình thương (tên gọi tắt là TYM) và Tổ chức TCVM TNHH M7 (tên gọi tắt là M7-MFI). 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-11
Chuyên mục
Bài viết