Lợi thế so sánh của một số ngành mũi nhọn Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế

  • Đỗ Thị Thu Thuỷ https://hvnh.edu.vn/tapchi/vi/thang-1-2018
  • Nguyễn Thị Thanh Dương https://hvnh.edu.vn/tapchi/vi/thang-1-2018
  • Nguyễn Thanh Tùng https://hvnh.edu.vn/tapchi/vi/thang-1-2018
Từ khóa: lợi thế so sánh, quan hệ thương mại, V iệt Nam

Tóm tắt

 

 David Ricardo là người đã đặt cơ sở, nền móng cho sự phát triển của các lý thuyết thương mại. Lý thuyết lợi thế so sánh của ông vẫn được áp dụng vào thực tiễn ngày nay. Lý thuyết lợi thế so sánh giúp quốc gia nhận diện và tiếp tục phát huy các tiềm lực cũng như nhìn nhận những điểm yếu kém để khắc phục chúng. Để nhận diện lợi thế so sánh, có thể sử dụng nhiều công cụ tính toán, đo lường. Trong đó có hai chỉ số là: Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA và chỉ số lợi thế thương mại đối tác PCA. Bài viết của nhóm sẽ giới thiệu khái niệm, công thức đo lường cũng như mối quan hệ giữa hai chỉ số này. Đồng thời áp dụng, tính toán chỉ số RCA vào ba ngành hàng: dệt may, da giày, đồ gỗ của Việt Nam và chỉ số PCA của Việt Nam đối với đối tác Mỹ trong giai đoạn 2011- 2016 để đưa ra những nhận xét về lợi thế so sánh của Việt Nam. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-10-25
Chuyên mục
Bài viết