Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19

  • Phạm Thị Hoàng Anh
  • Hoàng Ngọc Phượng
Từ khóa: monetary policy, Covid-19 pandemic, State Bank of Vietnam

Tóm tắt

Sau khi gia nhập WTO, độ mở của nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng tăng lên. Từ mốc 64,3% GDP năm 2008 đến nay độ mở của nền kinh tế đã vượt 200% GDP, trở nên dễ tổn thương và nhạy cảm với các cú sốc bên ngoài. Vì vậy, dịch COVID-19 được đánh giá là có tác động rất mạnh, thậm chí là nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam. Trong đó, 3 tác động chính bao gồm (i) ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư và thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế; (ii) gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng; (iii) suy giảm tiêu dùng, dịch vụ và du lịch trong nước. Những tác động đến mọi hoạt động nền kinh tế của dịch COVID-19 chắc chắn có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng Việt Nam, vốn được coi là mạch máu của nền kinh tế. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai rất nhiều các chính sách và giải pháp hỗ trợ. Bài nghiên cứu này tập trung phân tích các chính sách và giải pháp điều hành mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện trong giai đoạn 2020- 2021, trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp cho giai đoạn tiếp theo giúp phục hồi nền kinh tế.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-25
Chuyên mục
Bài viết