Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách

  • Trần Thị Thu Hà
Từ khóa: tỷ giá hối đoái thực hiệu quả, điều hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tóm tắt

Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thay đổi linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá. Từ đầu năm 2016, NHNN bắt đầu chuyển sang chính sách điều hành tỷ giá mới - tỷ giá trung tâm. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, thị trường tài chính tiền tệ và tỷ giá có xu hướng ngày càng biến động và dễ tổn thương (Trần Thị Thu Hà1, 2014), việc tham khảo các công cụ hỗ trợ tỷ giá sẽ trở nên cần thiết. Tỷ giá hối đoái thực đa phương, hay tỷ giá hối đoái thực hiệu quả (REER), có thể cung cấp những thông tin hữu ích trong việc phân tích, ra quyết định, đánh giá các biện pháp chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến tỷ giá, song hiện vẫn chưa được công bố chính thức tại Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện đánh giá thực trạng điều hành tỷ giá của Việt Nam, ước lượng REER trong giai đoạn 2000 - 2019 và phân tích vai trò của REER trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô qua các nghiên cứu thực nghiệm và phương pháp mô hình hóa (mô phỏng tác động bằng mô hình kinh tế lượng toàn cầu NIGEM2 ). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ giá REER là công cụ tham khảo hữu ích và khuyến nghị được sử dụng trong công tác điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-01-25
Chuyên mục
Bài viết