Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn https://www.vjol.info.vn/index.php/DL <p><strong>Tạp chí của Viện Địa lý Nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam</strong></p> vi-VN Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn 2354-0648 THỰC HIỆN PHƯƠNG CHÂM “DÂN BIẾT, DÂN BÀN, DÂN LÀM, DÂN KIỂM TRA, DÂN GIÁM SÁT, DÂN THỤ HƯỞNG” TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG https://www.vjol.info.vn/index.php/DL/article/view/79032 <p>Bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những mục tiêu cơ bản của sự phát triển bền vững; đồng thời cũng là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người dân. Phương châm “<em>Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”</em> đã được cụ thể hóa không chỉ trong Luật Bảo vệ môi trường mà đã được hiện thực hóa trong các hoạt động khác như: qua các hoạt động truyền thông về BVMT; qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; qua các hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội; qua mô hình hoạt động xã hội hóa BVMT; qua việc nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư; qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án phát triển kinh tế - xã hội và BVMT. Tuy nhiên, để hiện thực hóa phương châm “<em>Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” </em>vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan cần tháo gỡ. Từ thực trạng đặt ra, bài báo đã đề xuất một số kiến nghị: cần thể chế hóa quan điểm của Đảng trong bảo vệ môi trường, dựa trên nguyên tắc&nbsp;tiếp cận theo Quyền <em>“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” </em>đảm bảo tính minh bạch,<em>&nbsp;</em>để xây dựng các quy định cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư chủ động tham gia vào hoạt động BVMT</p> Trần Ngọc Ngoạn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn 2023-05-04 2023-05-04 37 02 3 3 KHAI THÁC THẾ MẠNH KINH TẾ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊA LÝ HỌC https://www.vjol.info.vn/index.php/DL/article/view/79036 <p>Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&amp;MNBB) là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có&nbsp;tài nguyên thiên nhiên&nbsp;đa dạng, phong phú, nhiều&nbsp;di sản văn hóa&nbsp;đặc sắc. Tuy nhiên, TD&amp;MNBB vẫn là một trong những vùng nghèo nhất nước. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, kết hợp với khảo sát thực địa đánh giá các điều kiện và thực trạng phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số thế mạnh tiêu biểu đã và đang được khai thác là: khai thác, chế biến khoáng sản, thủy điện; trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới; chăn nuôi gia súc; thương mại quốc tế và kinh tế biển; du lịch. Bên cạnh những thuận lợi, vùng cũng gặp một số khó khăn trong quá trình phát triển. Trên cơ sở phân tích các thế mạnh và hạn chế của vùng, bài báo đã đề xuất một số giải pháp khai thác có hiệu quả các thế mạnh kinh tế của vùng.</p> HOÀNG THỊ THU HƯƠNG VŨ HẢI NAM PHẠM THỊ LINH Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn 2023-05-04 2023-05-04 37 02 13 13 TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH VIỆT NAM TỪ PHÂN TÍCH CHI TIÊU CỦA DU KHÁCH https://www.vjol.info.vn/index.php/DL/article/view/79038 <p>Chuỗi giá trị du lịch là một hướng nghiên cứu mở, được xác định là một trong những giải pháp chiến lược nhằm phát triển du lịch tại Việt Nam. Việc nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch có nhiều cách tiếp cận và phương pháp rất đa dạng, có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Bài viết sử dụng cách tiếp cận và phương pháp phân tích chi tiêu của khách du lịch với số liệu trong giai đoạn 2011 - 2019, có cập nhật tình hình đến năm 2021, nhằm bước đầu xác định thực trạng của chuỗi giá trị du lịch Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời xem xét về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, qua đó rút ra một số hàm ý cho sự phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới từ góc độ chuỗi giá trị du lịch</p> LÊ HỒNG NGỌC Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn 2023-05-04 2023-05-04 37 02 21 21 ĐÁNH GIÁ SỨC TẢI XÃ HỘI PHỤC VỤ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU DI SẢN https://www.vjol.info.vn/index.php/DL/article/view/79040 <p>Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long có giá trị toàn cầu về cảnh quan, địa chất và địa mạo, tạo nên sức hút cho ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, phát triển du lịch nhanh đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực lên môi trường và bảo tồn di sản, gây áp lực tới khả năng đáp ứng nhu cầu về xã hội. UNESCO đã khuyến cáo các quốc gia tiếp cận đánh giá sức tải để quản lý du lịch và bảo tồn các giá trị di sản. Nghiên cứu này tập trung vào sức tải xã hội của vịnh Hạ Long, dựa trên nhận thức của người dân và khách du lịch về sự đông đúc, dự tính lượng khách tối đa có thể chấp nhận được. Kết quả cho thấy, tổng sức tải xã hội của du lịch vịnh Hạ Long khoảng trên 172.150 khách/ngày, sức tải này phụ thuộc nhiều vào nhận thức xã hội của các bên liên quan, trực tiếp là người dân địa phương và du khách. Kết quả nghiên cứu là căn cứ cho tỉnh Quảng Ninh có những giải pháp quản lý và phát triển du lịch bền vững trên vịnh Hạ Long</p> PHẠM TRƯƠNG HOÀNG PHẠM ĐÌNH HUỲNH LƯU THẾ ANH Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn 2023-05-04 2023-05-04 37 02 30 30 ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI https://www.vjol.info.vn/index.php/DL/article/view/79042 <p>Hiện nay, trong thời đại công nghiệp 4.0, việc sử dụng các sản phẩm trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực của đời sống con người có ý nghĩa vô cùng to lớn, trong đó có hệ thống thông tin địa lý (GIS). Cơ sở dữ liệu GIS đã được các nước trên thế giới và Việt Nam ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong quy hoạch, quản lý tài nguyên môi trường. Quảng Ngãi đang có sự phát triển mạnh về du lịch, là một điểm đến ưa thích của du khách trong nước và quốc tế. Nghiên cứu đã xác định và phân loại các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, lễ hội, cơ sở hạ tầng và nét đặc sắc văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; từ đó biên tập hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) tổng hợp tiềm năng du lịch tỉnh Quảng Ngãi (bao gồm tất cả các điểm du lịch được xây dựng dữ liệu không gian và thuộc tính). CSDL này sẽ giúp cho công tác quản lý và cung cấp thông tin về tài nguyên du lịch cho người sử dụng.</p> ĐẶNG THÀNH TRUNG Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn 2023-05-04 2023-05-04 37 02 49 49 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH QUẢNG NINH https://www.vjol.info.vn/index.php/DL/article/view/79043 <p>Bài viết xem xét thực trạng phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh, thông qua việc phân tích những hoạt động cơ bản của Chương trình, bao gồm: công tác chỉ đạo, tổ chức; truyền thông nâng cao nhận thức; việc triển khai Chu trình OCOP; kết quả phát triển sản phẩm và chủ thể; hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế; xây dựng mạng lưới đối tác; triển khai mô hình chỉ đạo điểm; huy động nguồn lực cho Chương trình. Từ đó, bài viết cũng đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của Chương trình, gồm: nâng cấp hệ thống tổ chức; công tác truyền thông nâng cao nhận thức; định hướng phát triển sản phẩm; xây dựng thương hiệu; hợp tác quốc tế.</p> ĐINH TRỌNG THU Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn 2023-05-04 2023-05-04 37 02 58 58 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA https://www.vjol.info.vn/index.php/DL/article/view/79044 <p>Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) triển khai ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã đem lại một số kết quả. Kinh tế ngày một phát triển, đời sống người dân được nâng lên, các công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây mới hoặc sửa chữa nâng cấp, cảnh quan nông thôn chuyển biến theo hướng “xanh - sạch - đẹp”. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, thách thức trong xây dựng NTM của địa phương, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, công tác tuyên truyền ở một số nơi chưa thực hiện tốt, việc duy trì một số tiêu chí tại các xã đạt chuẩn NTM còn khó khăn, khoảng cách chênh lệch về kết quả giữa các địa phương trong huyện còn khá lớn... Bài viết đề cập đến tình hình thực tế thực hiện, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện, đưa ra một số giải pháp về chính sách và tổ chức thực hiện để tăng cường hiệu quả xây dựng NTM huyện Thạch Thành.</p> NGUYỄN THỊ HÒA ĐINH THỊ LAM Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn 2023-05-04 2023-05-04 37 02 67 67 NHẬN DIỆN MỘT SỐ NGUY CƠ GÂY XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ MẪN XÁ, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH https://www.vjol.info.vn/index.php/DL/article/view/79045 <p>Xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) có làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá tồn tại lâu đời, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hệ quả môi trường nơi đây cũng đang đặt ra nhiều thách thức. Trải qua nhiều năm sản xuất, các cơ sở đã thải ra khoảng hơn 300 nghìn tấn bã xỉ thải và rất nhiều khí thải không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hậu quả là đời sống, sức khỏe của rất nhiều người dân trong xã bị ảnh hưởng, số người bị các bệnh về đường hô hấp, ung thư ngày càng gia tăng… Bài viết dựa trên cơ sở tiếp cận lý thuyết về xung đột môi trường làng nghề, tiến hành phân tích, nhận diện những nguy cơ dẫn đến xung đột môi trường làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề tại khu vực này.</p> Nguyễn Đình Đáp NGUYỄN THỊ THU HÀ Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn 2023-05-04 2023-05-04 37 02 75 75 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PSR ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐỐT RƠM RẠ NGOÀI TRỜI KHU VỰC NGOẠI THÀNH HÀ NỘI https://www.vjol.info.vn/index.php/DL/article/view/79046 <p>Việc đốt rơm rạ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của người dân, tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh. Để đánh giá hiện trạng đốt rơm rạ ngoài trời, nghiên cứu đã xây dựng các chỉ thị đánh giá dựa theo mô hình PSR (áp lực- hiện trạng- đáp ứng), tiến hành nghiên cứu điển hình tại 3 xã: Thọ Xuân (Đan Phượng), Đắc Sở (Hoài Đức), Liệp Tuyết (Quốc Oai). Kết quả cho thấy, đa phần người dân lựa chọn hình thức đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch (49,52%), sau đó là bán rơm (23,82%), để rơm hoai mục (13,33%). Người dân ở các xã cũng thể hiện mối lo ngại về tác động của việc đốt rơm rạ tới đời sống và sản xuất. Với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao nhận thức người dân và áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại khu vực nghiên cứu.</p> PHẠM THỊ THU HÀ Bản quyền (c) 2023-05-04 2023-05-04 37 02 83 83