THỰC HIỆN PHƯƠNG CHÂM “DÂN BIẾT, DÂN BÀN, DÂN LÀM, DÂN KIỂM TRA, DÂN GIÁM SÁT, DÂN THỤ HƯỞNG” TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

  • Trần Ngọc Ngoạn
Từ khóa: Đại hội XIII

Tóm tắt

Bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những mục tiêu cơ bản của sự phát triển bền vững; đồng thời cũng là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người dân. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” đã được cụ thể hóa không chỉ trong Luật Bảo vệ môi trường mà đã được hiện thực hóa trong các hoạt động khác như: qua các hoạt động truyền thông về BVMT; qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; qua các hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội; qua mô hình hoạt động xã hội hóa BVMT; qua việc nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư; qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án phát triển kinh tế - xã hội và BVMT. Tuy nhiên, để hiện thực hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan cần tháo gỡ. Từ thực trạng đặt ra, bài báo đã đề xuất một số kiến nghị: cần thể chế hóa quan điểm của Đảng trong bảo vệ môi trường, dựa trên nguyên tắc tiếp cận theo Quyền “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” đảm bảo tính minh bạch, để xây dựng các quy định cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư chủ động tham gia vào hoạt động BVMT

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-04