TIẾP CẬN ĐỊA LÝ TỔNG HỢP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG TÂY NGUYÊN

  • Nguyễn Thị Thủy
  • Hoàng Thị Huyền Ngọc
  • Nguyễn Mạnh Hà
  • Nguyễn Đình Kỳ
  • Nguyễn Công Long
  • Hoàng Quốc Nam
Từ khóa: nông thôn mới, phát triển nông nghiệp, phân hóa lãnh thổ, Tây Nguyên

Tóm tắt

Tây Nguyên là vùng sinh thái đặc thù với nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trong xây dựng nông thôn mới Tây Nguyên vẫn đang gặp những thách thức lớn, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới thấp thứ hai trong cả nước (thấp nhất là vùng miền núi phía Bắc). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản khiến các tiêu chí về chất lượng đời sống nông thôn không đạt được, đó là sự phân hóa sâu sắc về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội theo lãnh thổ, khai thác tài nguyên thiếu bền vững, sinh kế bấp bênh, chất lượng môi trường suy thoái. Đồng thời, các phân tích cũng cho thấy, tiếp cận địa lý tổng hợp dựa trên các quan điểm hệ thống, liên ngành và phát triển bền vững là hướng tiếp cận phù hợp, hiệu quả cho vùng Tây Nguyên trong xây dựng nông thôn mới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-15
Chuyên mục
Bài viết