Nghiên cứu xác định độ sâu phù hợp để nhận chìm chất nạo vét ở biển Việt Nam dưới tác động của sóng

  • Lê Đức Dũng
  • Trần Bảo Lộc
  • Nguyễn Văn Phan
Từ khóa: Nhận chìm, chất nạo vét, vùng biển Việt Nam, tác động của sóng, độ sâu nhận chìm

Tóm tắt

    Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam hoạt động nhận chìm vật, chất ở biển đặc biệt là nhận chìm chất nạo vét tại các cảng biển, luồng lạch xuống biển là hoạt động đang diễn ra thường xuyên. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho đến năm 2021 trên cả nước có tổng 25 giấy phép nhận chìm đã được cấp để nhận chìm chất nạo vét ở biển, trong đó bao gồm 6 giấy phép do địa phương cấp và 19 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, với tổng khối lượng vật liệu nạo vét được nhận chìm theo các giấy phép được cấp là gần 74 triệu m3(Lê Đức Dũng, ĐTĐL.CN-57/20). Việc xác định khu vực nhận chìm ở biển đã được quy định tại Thông tư số 28/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 về quy định kỹ thuật đánh giá chất nạo vét và xác định khu vực nhận chìm chất nạo vét ở vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến việc xác định khu vực nhận chìm là độ sâu phù hợp để nhận chìm lại chưa được đưa ra một cách cụ thể và định lượng trong quy định này. Do đó, bài báo này tác giả sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, đánh giá để đề xuất được độ sâu phù hợp cho nhận chìm chất nạo vét trên các vùng biển Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-08-23
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC