Đánh giá đặc tính thổ nhưỡng đất bán ngập và chất lượng nước làm cơ sở xây dựng bộ tiêu chí lập địa phục vụ cho trồng rừng tỉnh Bình Phước

  • Lê Công Chính
Từ khóa: Bình Phước, đất bán ngập, thổ nhưỡng, chất lượng nước

Tóm tắt

     Đặc tính thổ nhưỡng và chất lượng nước vùng bán ngập là những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá và phân vùng lập địa, cùng với các yếu tố lập địa khác chúng có vai trò quyết định đến sự phân bố, tính phong phú và quá trình phát triển của quần thể động, thực vật, tuy nhiên các yếu tố này chưa được nghiên cứu và đánh giá một cách hoàn chỉnh, chưa đủ đưa ra cơ sở khoa học trong việc xây dựng bộ tiêu chí phân vùng lập địa bán ngập nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả đất bán ngập tại tỉnh Bình Phước nói riêng và trên cả nước nói chung. Từ các yêu cầu có tính thực tiễn đó, bằng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bao gồm đo đạc, lấy mẫu tại 100 vị trí trên phần diện tích đất bán ngập, với 16 chi tiêu thổ nhưỡng và 11 thông số chất lượng nước được phân tích và đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất được được xếp vào nhóm ít chua (pHTB=6,1±0,4), tổng hàm lượng ni tơ, phốt pho và kali cũng như hàm lượng cation kiềm Ca2+, Mg2+, K+ ở mức thấp đến rất thấp, phân bố không đồng nhất. Chất lượng nước của các hồ chứa khá tốt (pHTB= 7,4±0,7, DOTB= 5,7±0,4), nồng độ và hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, trong nước đều nằm trong và vượt mức quy chuẩn cột B1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT yêu cầu về chất lượng với nguồn nước khai thác sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thuỷ lợi. Các kết quả trên là cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc xây dựng bộ tiêu chí lập địa đất bán ngập phục vụ cho trồng rừng tại tỉnh Bình Phước.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-12
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC