Xây dựng đường cong IDF không thứ nguyên theo vùng ứng dụng phương pháp phân tích tần suất vùng l-Moment

  • Nguyễn Thị Thu Hà
  • Ngô Lê An
  • Hoàng Thanh Tùng
  • Nguyễn Thị Thu Nga
Từ khóa: IDF theo vùng, Phân tích tần suất vùng, L-moment, hàm phân phối mưa cực trị

Tóm tắt

Đường quan hệ cường độ - thời khoảng - tần suất mưa tại trạm (pIDF) có vai trò quan trọng trong các bài toán về thiết kế tiêu thoát nước, tính toán lũ và ngập lụt, thuỷ văn và tài nguyên nước... Tuy nhiên, mạng lưới các trạm đo mưa thời đoạn ngắn thường thưa thớt cũng như nhiều trạm mới đo trong thời gian ngắn dẫn đến việc xây dựng pIDF gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, đường cong pIDF có thể không đại diện cho khí hậu của khu vực xung quanh nó, hoặc có thể cho ra các giá trị nội suy tại các vị trí quan tâm khác có sai số lớn và không nhất quán theo không gia. Nghiên cứu này do đó đề xuất xây dựng đường cong quan hệ cường độ mưa - thời khoảng - tần suất mưa theo vùng ứng dụng phương pháp phân tích tần suất vùng L-moment. Vùng mưa đồng nhất IX (từ Văn Lý - Hải Hậu - Nam Định đến Hà Tĩnh theo Quy phạm Thuỷ lợi C6-77) được lựa chọn để nghiên cứu thử nghiệm. Kết quả cho thấy vùng mưa IX với 8 trạm đo mưa được xem xét đều đồng nhất theo cả hai chỉ số không tương hợp và chỉ số không đồng nhất. Hàm phân bố Logistic tổng quát là phù hợp nhất với các thời đoạn 5, 10, 15, 90, 120, 180 phút, trong khi hàm phân bố cực trị tổng quát (GEV), chuẩn Logarit (LNO) và Pearson loại III (P3) cho kết quả tốt hơn ứng với thời đoạn 30, 60, 360, 730 và 1440 phút. Đường cong không thứ nguyên rIDF của vùng IX được xây dựng cho các thời đoạn mưa tương ứng sử dụng các phân phối phù hợp nhất cho từng vùng khác nhau. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất một mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên trị số trung bình của cường độ mưa lớn nhất năm, thời đoạn mưa và lượng mưa năm trung bình nhiều năm tương ứng nhằm tính được cường độ mưa thời đoạn d, với thời kỳ lặp lại T tại bất kỳ vị trí nào trong vùng nghiên cứu

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-18
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC