Phục hồi và quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

  • Nguyễn Thị Kim Cú
  • Hà Thị Hiền
Từ khóa: rừng ngập mặn, phục hồi rừng ngập mặn, dựa vào cộng đồng

Tóm tắt

Hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) tồn tại ở vùng chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền. Tuy vậy, cũng như nhiều nơi trên thế giới, rừng ngập mặn tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã bị chặt phá nghiêm trọng. Hậu quả là cơn bão Damrey năm 2005 đã quét qua đê biển gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống xã hội và kinh tế của người dân. Nhận thức được những vai trò đó, một diện tích 200 ha RNM đã được phục hồi tại vùng ven biển xã Đa Lộc với phương thức quản lý dựa vào cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% số người tham gia đánh giá này đều có nhận xét tích cực về hiệu quả của hoạt động trồng, phục hồi và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng tại địa phương. Về mặt môi trường, 97% người dân cho biết thiệt hại từ bão ít hơn kể từ khi có rừng trở lại. Xét về yếu tố phát triển kinh tế, có 57% người dân cho biết thu nhập của họ đã tăng lên kể từ khi rừng ngập mặn được phục hồi với giá trị kinh tế mang lại từ RNM là 65 triệu đồng/ha/năm. Hoạt động phục hồi RNM dựa vào cộng đồng đã đem lại những hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương có rừng và những bài học bổ ích trong quản lý RNM.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-18
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC