Ảnh hưởng của các đặc trưng mưa thiết kế tới hiệu quả kiểm soát dòng chảy của các công trình thoát nước bền vững

  • Đặng Minh Hải

Tóm tắt

Sự gia tăng bề mặt không thấm nước đã làm tăng lưu lượng đỉnh và giảm thời gian tập trung dòng chảy nước mưa vào hệ thống thoát nước, gây ngập lụt trong đô thị. Để giảm thiểu ngập lụt đô thị, giải pháp kiểm soát dòng chảy nước mưa tại nguồn (LID-Low Impact Development) đang được quan tâm rộng rãi. Mục tiêu của bài báo là đánh giá ảnh hưởng của các đặc trưng của mô hình mưa thiết kế đến hiệu quả kiểm soát thể tích và lưu lượng lớn nhất của các phương án LID khác nhau. Các phương án LID được tổ hợp từ các loại công trình mái nhà xanh, vật liệu lát thấm nước và hộp trồng cây. Mô hình SWMM (Storm Water Management Model) được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các giải pháp LID so với giải pháp thoát nước truyền thống. Kết quả cho thấy chu kỳ lặp lại của trận mưa thiết kế tăng lên thì hiệu quả giảm thể tích dòng chảy và lưu lượng lớn nhất sẽ giảm. Ngược lại, khi thời gian mưa tăng lên thì hiệu quả giảm thể tích và giảm lưu lượng lớn nhất sẽ tăng. Hiệu quả giảm thể tích và giảm lưu lượng lớn nhất không rõ rệt khi thời gian xuất hiện đỉnh mưathay đổi. Hộp trồng cây có hiệu quả giảm thể tích và lưu lượng cao nhất so với mái nhà xanh và vật liệu lát thấm nước. Kết quả của bài báo sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc lựa chọn và tính toán các công trình LID.
Từ khóa: SWMM 5.1, LID, Cầu Bây, Mưa thiết kế, Dòng chảy

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-26
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC