Nghiên cứu tổng quan các tác động của đập đến sự di cư của các loài thủy sinh vật và giải pháp phục hồi đường di cư

  • VŨ VĂN HIẾU
  • NGUYỄN NGHĨA HÙNG
  • VŨ CẨM LƯƠNG

Tóm tắt

    Đối với một số loài thủy sinh vật, việc di cư giữa các môi trường sống khác nhau trong vòng đời của chúng là nhu cầu cần thiết nhằm mục đích tìm kiếm thức ăn, nơi ẩn trốn và sinh sản. Tuy nhiên, dưới áp lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều đập thủy điện, thủy lợi đã được xây dựng tại nhiều lưu vực sông trên thế giới và ở Việt Nam. Điều này tác động không nhỏ tới các loài cá tôm di cư: cản trở các tuyến đường di cư; bị tổn thương khi đi qua tuabin hoặc đập tràn; làm chậm quá trình di cư; mất môi trường sống và bãi đẻ của các loài di cư; mất các tín hiệu di cư; làm thay đổi nhiệt và chất lượng nước; và gây sự chú ý tới nhiều loài động vật săn mồi. Để giảm thiểu các tác động trên, nhiều giải pháp khoa học công nghệ đã được đưa ra: (1) đối với sự di cư lên thượng lưu: nghiên cứu, thiết kế các mô hình đường di cư qua đập (ĐDCQĐ) cho cá như: mô hình ĐDCQĐ "hồ chìm", khe dọc thẳng đứng, Denils, đập nâng, kênh tự nhiên, khóa, ống ngầm và ĐDCQĐ cho cá chình; (2) đối với sự di cư xuống hạ lưu: xây dựng các rào cản vật lý và hành vi. Đối với Việt Nam, là quốc gia có mạng sông ngòi dày đặc và có tới hơn 10.000 hồ chứa lớn nhỏ được xây dựng từ Bắc vào Nam, song cho tới nay mới chỉ có 1 đường qua đập được xây dựng tại đập Phước Hòa (tỉnh Bình Dương). Điều này đòi hỏi, trong thời gian tới cần có một sự đột phá trong nghiên cứu cũng như xây dựng các mô hình ĐDCQĐ tại các hồ chứa nước ở Việt Nam.     
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-02
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC