Nghiên cứu khả năng thích ứng của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển dưới tác động của nước biển dâng nghiên cứu ở đồng bằng sông hồng

  • NGUYỄN THỊ KIM CÚC
  • TRẦN VĂN ĐẠT

Tóm tắt

     Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn đã và đang được coi như một trong những biện pháp nhằm thích ứng với những hệ quả của biến đổi khí hậu. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng chịu những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ biến đổi khí hậu và ngược lại. Trước những tác động qua lại đó, hệ sinh thái rừng ngập mặn có thế phát triển và tồn tại trên đúng một vị trí nếu tốc độ bồi lắng trầm tích (nâng cao thể nền) của khu vực tương ứng với mực nước biển dâng. Ngoài ra, hệ sinh thái này cũng có thể lấn biển nếu tốc độ bồi lắng lớn hơn mức nước biển dâng; ngược lại rừng ngập mặn sẽ tiến sâu vào đất liền nếu không có hệ thống công trình (đê biển ...) ngăn cản hoặc dẫn đến suy thoái. (1) Những nghiên cứu ở ven biển đồng bằng sông Hồng cho thấy tốc độ bồi lắng nhìn chung tương đối cao nhưng không đồng đều trên toàn vùng. Hơn nữa, những nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng, tốc độ bồi lắng của vùng chịu nhiều tác động không chỉ của thiên nhiên mà cả của các hoạt động của con người. (2) Kết quả nghiên cứu về mực nước biển dâng (MONRE, 2010) cho thấy vùng biển Bắc bộ có mức nước biển dâng cao hơn 0,16-0,20 cm/năm so với mức trung bình của cả nước. (3) Một thực tế rất rõ ràng là hầu hết hệ thống đê biển vùng ven biển miền bắc đã và đang được kiên cố hóa và nâng cấp. Tổng hợp và phân tích 3 yếu tố trên có thể thấy hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển đồng bằng sông Hồng có nguy cơ đối mặt với suy thoái trước ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-08-16
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC