Khảo sát, đánh giá khả năng xử lý dầu loang bằng vật liệu hấp phụ tự nhiên

  • PHẠM THỊ NGỌC LAN

Tóm tắt

    Sự cố tràn dầu xảy ra trên sông hoặc biển đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước, hệ sinh thái thủy sinh và rất tốn kém để khắc phục hậu quả. Việc sử dụng vật liệu tự nhiên để hấp phụ dầu được xem là một phương pháp khá hiệu quả, thân thiện môi trường. Bài báo này trình bày việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả hấp phụ các dung môi (dầu DO 0,05S, nước cất, nước sông, nước biển) của một số loại vật liệu tự nhiên có cấu trúc lỗ rỗng, diện tích bề mặt riêng lớn) khác nhau như bã mía, thân ngô, bèo tây, vỏ lạc, quy mô phòng thí nghiệm, thông qua việc xác định khối lượng vật liệu trước và sau hấp phụ. Kết quả thí nghiệm cho thấy bèo tây có khả năng hấp phụ dung môi không phân cực (dầu DO 0,05S) tốt nhất đạt từ 7,09 - 7,55 g/g cao hơn hẳn so với các dung môi phân cực khác: nước cất (4 - 5,65 g/g), nước sông (2,9 - 4,5 g/g), nước biển (2,82 - 3,83 g/g). Trong dung môi không đồng nhất: dầu DO 0,05D và nước cất bèo tây có ưu tiên hấp phụ dầu DO trước. Các vật liệu bã mía, thân ngô và vỏ lạc có xu hướng hấp phụ dung môi phân cực tốt hơn trong dầu DO 0,05S so với bèo tây ở cùng điều kiện. Trong môi trường hoàn toàn chứa dầu DO 0,05S bèo tây có độ bền hơn so với những loại vật liệu này. Sau ba tháng ngâm vật liệu trong dung môi dầu diesel bèo tây không bị chìm và cũng không có dấu hiệu xuất hiện sự tồn tại của vi sinh vật nhày hay nấm mốc. Bèo tây sau hấp phụ hoàn toàn có thể được tận dụng làm nguyên liệu đốt cho các lò đốt rác có hệ thống xử lý khí. Vì vậy, bèo tây có tiềm năng ứng dụng khá cao trong xử lý dầu tràn trên sông hoặc trên biển.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-12-05
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC