THỂ TÀI TỐNG BIỆT TRONG THƠ VIỆT NAM THẾ KỈ XVIII – XIX

  • Hán Thị Thu Hiền
Từ khóa: Thể tài tống biệt, thế kỉ XVIII-XIX, nội dung, nghệ thuật

Tóm tắt

Thể tài thơ tống biệt gồm những tác phẩm mà chủ thể sáng tác là người ở lại viết để tiễn biệt một ai đó khi họ dịch chuyển không gian sống từ một nơi này đến một nơi khác. Trong thơ thế kỉ XVIII-XIX, thể tài này ghi nhận những đặc trưng ở cả nội dung và nghệ thuật. Nội dung cảm xúc gắn với những cuộc tống tiễn nổi bật ở ba khía cạnh: (1) tinh thần yêu nước, (2) tình yêu quê hương, gia đình và (3) tình cảm bè bạn, bằng hữu. Thơ tống biệt đã tái hiện lại hiện thực giai đoạn này trên các khía cạnh tiêu biểu: li tán, loạn lạc, đời sống đói khổ của nhân dân, công cuộc bảo vệ biên cương cả phía Bắc, phía Nam, quá trình đấu tranh của nhà Nguyễn đối với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Có hai kiểu thời gian nghệ thuật nổi bật của thể tài này là thời gian khoảnh khắc và thời gian đan xen quá khứ - hiện tại – tương lai. Không gian sông nước là không gian tống biệt xuất hiện nhiều hơn cả. Các điển cố và thi liệu Hán học, các hình tượng nghệ thuật như liễu, li bôi được sử dụng đều biểu trưng cho sự chia li, chia tay, tiễn biệt... Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ khái niệm và những đặc trưng nổi bật về nội dung và nghệ thuật của thể tài tống biệt trong thơ Việt Nam thế kỉ XVIII-XIX.

điểm /   đánh giá
Chuyên mục
BAI BÁO