Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Khoa học Xã hội https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội&nbsp; &nbsp;&nbsp;</strong></p> vi-VN hungpv@hnue.edu.vn (Phạm Việt Hùng) lehoa70@vista.gov.vn (ThS Lê Thị Hoa) Thu, 05 Oct 2023 04:04:38 +0700 OJS 3.1.2.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 NGUY CƠ BỎ HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ CÓ NGUY CƠ BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG THPT MINH QUANG – TUYÊN QUANG https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83176 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Bài viết đề cập đến thực trạng và hoạt động hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS) có nguy cơ bỏ học tại Trường THPT Minh Quang, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu được thu thập dựa trên thang đo về sự gắn kết của học sinh trong nhà trường (SEI) của 234 học sinh tại địa bàn nghiên cứu, qua đó cho thấy có 17.9% học sinh có ý định bỏ học trong học kì trước đó. Bên cạnh đó, với việc khảo sát 29 giáo viên trong nhà trường, nghiên cứu cũng chỉ ra những hoạt động hỗ trợ HSDTTS có nguy cơ bỏ học tại trường THPT Minh Quang. Kết quả của các hoạt động hỗ trợ đó cho thấy cần thiết phải phát huy hơn nữa hoạt động công tác xã hội trường học và vai trò của nhân viên xã hội học đường, qua đó giúp nâng cao hiệu quả hiệu quả hoạt động phòng ngừa và hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số có nguy cơ bỏ học tại trường THPT Minh Quang.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83176 Thu, 05 Oct 2023 03:34:38 +0700 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TỈNH BẮC NINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIS VÀ CHỈ SỐ AQI https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83175 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển của nhân loại, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người. Nghiên cứu trình bày kết quả đánh giá chất lượng môi trường không khí tỉnh Bắc Ninh dựa trên việc tích hợp giữa Hệ thông tin địa lý (GIS) và Chỉ số chất lượng không khí (AQI). Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này là các thông số ảnh hưởng đến môi trường không khí như tổng bụi lơ lửng (TSP), lưu huỳnh đioxit (SO2), Cacbon monoxit (CO), nitơ đioxit (NO2), được thu thập từ 52 điểm quan trắc phân bố trên khắp địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong năm 2019. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy bức tranh phân hóa về mức độ ô nhiễm không khí trong toàn tỉnh với 4 cấp ô nhiễm gồm: cấp trung bình, cấp kém, cấp xấu và cấp rất xấu. Những khu vực có chất lượng không khí xấu và rất xấu được xác định ở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, phía bắc huyện Gia Bình và phía đông huyện Thuận Thành.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83175 Thu, 05 Oct 2023 03:35:30 +0700 TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH HẬU COVID-19: MINH CHỨNG TỪ THÀNH PHỐ HÀ NỘI https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83174 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Nghiên cứu này phân tích thực trạng tác động của đại dịch COVID-19 cũng như các giải pháp phục hồi của ngành du lịch thành phố Hà Nội sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát. Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong bài viết là phương pháp định tính dựa trên nguồn số liệu thống kê từ Sở Du lịch thành phố Hà Nội và Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 Việt Nam. Thông qua các số liệu thống kê, nghiên cứu đã đưa ra những phân tích về tác động của COVID-19 tới ngành du lịch của thành phố Hà Nội từ đó đề xuất một số giải pháp phục hồi ngành du lịch của thành phố sau COVID-19. Kết quả của nghiên cứu được xem là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các đơn vị quản lí du lịch của thành phố trong việc tìm kiếm giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững ngành du lịch hậu COVID-19.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83174 Thu, 05 Oct 2023 03:36:21 +0700 CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU THANH ĐỐI VỚI TRIỀU TIÊN TRONG HAI THẬP NIÊN CUỐI THẾ KỈ XIX https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83173 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Năm 1879, sau khi sát nhập Lưu Cầu, Nhật Bản uy hiếp trực tiếp đến an ninh của Triều Tiên và quan hệ tông phiên giữa Triều Thanh và Triều Tiên. Lúc này, các cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Đức… cũng muốn mở toanh cánh cửa thông thương với Triều Tiên. Nhằm duy trì trật tự tông phiên truyền thống, đảm bảo an ninh biên giới, triều Thanh đã thực hiện chính sách can dự tích cực, chính sách này có ảnh hướng lớn đến cục diện chính trị Đông Bắc Á thời bấy giờ.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83173 Thu, 05 Oct 2023 03:41:42 +0700 GIÁO DỤC NHO HỌC THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII – THẾ KỈ XIV) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83172 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam thời trung đại là biện pháp quan trọng để tuyển lựa nhân tài cho bộ máy chính quyền và cũng là cách thức để duy trì ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội. Vương triều Trần (1226-1400) tiếp tục kế thừa đường lối phát triển giáo dục và khoa cử Nho học đã có từ thời Lý như một phương cách để cai trị đất nước. Giáo dục Nho học thời Trần được phát triển trên đầy đủ các phương diện, từ xây dựng quy chế thi cử, chấn chỉnh lại hệ thống trường lớp, tổ chức dịch kinh điển Nho giáo… đã tạo nền tảng vững chắc cho nền giáo dục của các triều Lê, Nguyễn sau này. Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phân tích, đối chiếu sử liệu từ nguồn thư tịch cổ của Việt Nam để làm rõ những nội dung về giáo dục Nho học thời Trần. Kết quả nghiên cứu mang tới những nhận thức mới về giáo dục Nho học, về mối quan hệ song hành giữa sự phát triển của Nho giáo và giáo dục Nho học ở Việt Nam thế kỉ XIII-XIV cũng như những nỗ lực của vương triều Trần trong quá trình xây dựng và củng cố thể chế chính trị quân chủ tập trung thống nhất.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83172 Thu, 05 Oct 2023 03:42:36 +0700 BÁO THANH NGHỊ (1941 - 1945): SỰ RA ĐỜI, HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VÀ GIÁ TRỊ TƯ LIỆU ĐỐI VỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VIỆT NAM https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83171 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Lịch sử Việt Nam từ năm 1940 đến năm 1945 trong giai đoạn cộng tác cai trị của Pháp và Nhật Bản còn rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu chi tiết và có hệ thống nhờ vào các nguồn tư liệu mới. Khi các nguồn tư liệu bằng tiếng Pháp và tiếng Nhật khó được tiếp cận do những rào cản về địa lí và ngôn ngữ đối với nhà nghiên cứu, các tư liệu tiếng Việt càng có giá trị quan trọng, trong đó không thể bỏ qua tư liệu báo chí. Cùng với các tờ Khoa học báo và Tri Tân, tuần báo Thanh Nghị là một trong ba tờ báo xuất bản hợp pháp được đọc nhiều nhất tại miền Bắc Việt Nam vào giai đoạn đặc biệt này. Khoảng 5 năm tồn tại, với 120 số và hơn 1.000 bài báo, tuần báo Thanh Nghị không chỉ phản ánh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam mà còn có vai trò thúc đẩy sự phát triển thông qua việc phổ biến thông tin, phổ biến kiến thức, đấu tranh cho những tiến bộ xã hội,... Giá trị tư liệu của tuần báo không chỉ ở những bài nghiên cứu, khảo luận, điều tra, mà nó còn là diễn đàn, nơi mà những trí thức ở tất cả các lĩnh vực như bác sĩ, kỹ sư, nhà văn,… thể hiện quan điểm, đề án, đóng góp những giá trị mang tính thúc đẩy cho sự phát triển của dân tộc. Rất nhiều trí thức tham gia viết báo sau này đã trở thành những người đặt “viên gạch” đầu tiên cho chế độ mới - do nhân dân lao động làm chủ. Nguồn tư liệu từ tuần báo Thanh Nghị nếu được khai thác triệt để sẽ có giá trị to lớn đối với việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai đoạn 1940 - 1945 trên rất nhiều lĩnh vực, từ đó góp phần bổ khuyết những mảng trống trong nghiên cứu và đưa ra cái nhìn đa chiều hơn về giai đoạn lịch sử nhiều tranh cãi này.</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83171 Thu, 05 Oct 2023 03:43:44 +0700 DI DÂN LAO ĐỘNG NGƯỜI JAVA PHỤC VỤ KHAI THÁC ĐỒN ĐIỀN CAO SU CỦA TƯ BẢN PHÁP Ở NAM KÌ ĐẦU THẾ KỈ XX https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83170 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Sau khi xâm lược và biến Nam Kì trở thành thuộc địa, chính quyền thuộc địa và tư bản Pháp tăng cường chiếm đất, đầu tư phát triển đồn điền, đặc biệt là đồn điền cao su ở miền Đông Nam Kì. Do dân cư thưa thớt, trong khi diện tích đồn điền ngày càng được mở rộng nên đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn lao động trong những năm đầu thế kỉ XX. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền thuộc địa và tư bản Pháp đã tiến hành di dân lao động người Java vào Nam Kì, nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn và không mấy thành công, một phần do chính sách hạn chế xuất khẩu lao động của chính quyền thuộc địa Hà Lan, mặt khác do chi phí tuyển mộ, vận chuyển lao động di dân người Java quá lớn. Tuy nhiên, sự hiện diện của khoảng một nghìn lao động di dân người Java đã giải quyết được phần nào tình trạng thiếu hụt lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển của một số đồn điền cao su ở Nam Kỳ.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83170 Thu, 05 Oct 2023 03:44:29 +0700 VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG TRUYỀN THỐNG ĐÓNG GÓP CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HÀN QUỐC https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83159 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Hàn Quốc đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc và thường được nhắc đến như “Kỳ tích của châu Á” trong hơn 5 thập kỉ vừa qua. Bên cạnh những nghiên cứu, phân tích nguyên nhân, động lực cho quá trình phát triển ấy ở góc độ kinh tế, chính trị, chính sách phát triển của chính phủ thì văn hóa cộng đồng truyền thống cũng được minh chứng là một trong những yếu tố quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội. Bài viết này giải thích về những yếu tố trong văn hóa cộng đồng truyền thống của người Hàn Quốc bao gồm văn hóa cộng đồng ảnh hưởng từ Nho giáo và tập quán hợp tác cộng đồng làng. Bên cạnh đó còn đề cập đến tác động của các yếu tố văn hóa ấy trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội từ năm 1960.&nbsp;&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83159 Thu, 05 Oct 2023 03:45:18 +0700 BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83158 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Bảo tồn văn hóa truyền thống và bảo tồn những tài sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là vấn đề đang được hầu hết mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Nhật Bản là một trong những đất nước mặc dù có nền kinh tế phát triển nhưng vẫn bảo tồn gần như nguyên vẹn nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong đó có lễ hội. Bài viết tìm hiểu về thực trạng bảo tồn lễ hội hiện nay ở Nhật Bản thông qua phân tích một số ví dụ như lễ hội Obon, Gion, Daimokute, lễ hội lửa… đồng thời chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng trong bảo tồn lễ hội như: tác động của sự phát triển kinh tế đến sự thay đổi lễ hội, vấn đề thiếu thế hệ kế thừa, kinh phí cho bảo tồn và tổ chức lễ hội. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra những chính sách mà Nhật Bản đã áp dụng để bảo tồn lễ hội truyền thống như: ban hành chính sách liên quan, chi viện ngân sách, cung cấp các phương pháp bảo tồn, tăng cường quảng bá lễ hội… từ đó đề xuất một số gợi ý cho Việt Nam đối với lĩnh vực này.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83158 Thu, 05 Oct 2023 03:46:09 +0700 NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ BẤT HỦ CỦA DIỄN VĂN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83157 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Tuyên ngôn độc lập là văn kiện có ý nghĩa trọng đại không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn đối với những người yêu chuộng tự do và hòa bình trên thế giới. Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh hội tụ đầy đủ các yếu tố của một bài diễn văn vĩ đại: Cấu trúc chặt chẽ của bài diễn thuyết trước công chúng; chủ đề quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam được thể hiện một cách trang trọng mà tràn đầy xúc cảm; lập luận nhân quả phức hợp với các luận cứ có sự thiêng liêng của những giá trị tinh thần phổ quát của nhân loại, sự thâm trầm của lịch sử và sức nặng của sự thật. Về sử dụng từ ngữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chạm đến tâm hồn của quần chúng bằng nghệ thuật ẩn dụ và phép lặp đầu.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83157 Thu, 05 Oct 2023 03:47:08 +0700 DẤU ẤN “NỖI CÔ ĐƠN” HIỆN SINH QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83156 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Chủ nghĩa hiện sinh khác với các tư tưởng triết học truyền thống, không bàn về lẽ huyền vi xa xôi mà quan tâm đến con người trong cuộc sống thực tại - cô đơn với những trăn trở âu lo, “buồn nôn” trong cuộc đời đầy phi lí. Vì vậy, ngay từ khi mới xuất hiện, chủ nghĩa hiện sinh bị phê phán là chủ nghĩa bi quan, yếu đuối ủy mị, khơi dậy nỗi bi quan tuyệt vọng của con người. Tuy nhiên càng ngày chủ nghĩa hiện sinh càng được đón nhận và được đánh giá là một trong những trào lưu tư tưởng mới hiện đại. Đến nay, chủ nghĩa hiện sinh đã có vị thế nhất định trong văn học, thơ ca và đời sống thực tiễn ở Việt Nam. Trong giới hạn bài viết, chúng tôi tập trung phân tích dấu ấn “nỗi cô đơn” hiện sinh qua một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà thơ Việt Nam đương đại: Nguyễn Quang Thiều, Trương Đăng Dung, Mai Văn Phấn, Dương Kiều Minh, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83156 Thu, 05 Oct 2023 03:48:27 +0700 CƠ SỞ NGỮ VĂN HÁN NÔM: CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐẶT NỀN TẢNG CHO NGÀNH HÁN NÔM HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83155 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Bất cứ ngành khoa học nào cũng cần có những tổng kết về từng chặng vận động của nó. Sự tổng kết sinh động nhất chính là ở những công trình mang dấu ấn tổng hợp và có ý nghĩa bứt phá, tùy vào từng ngành, từng lĩnh vực. Ngữ văn Hán Nôm, với tư cách một ngành khoa học độc lập, cho tới nay mới chỉ được xác lập chính thức khoảng 50 năm. Đối tượng nghiên cứu thì cổ xưa nhưng ngành học thuật thì thực sự non trẻ. Những giới thiệu, phân tích, đánh giá sơ bộ về công trình “Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm”, vốn tự thân có ý nghĩa “hai trong một”: sách công cụ và giáo trình, là một trong nhiều cách “sơ kết” về chặng đường đầu tiên của lĩnh vực học thuật Hán Nôm học hiện đại Việt Nam theo hướng nghĩ như trên. Trên cơ sở đó, có thể đặt ra những định hướng, những mục tiêu tiếp theo cho ngành học.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83155 Thu, 05 Oct 2023 03:49:14 +0700 BUSHIDO (武士道) - TINH THẦN THƯỢNG VÕ TRONG TRUYỆN NGẮN MISHIMA YUKIO https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83154 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Trong sự nghiệp của mình, Mishima Yukio luôn thể hiện như một nhà văn của tinh thần thượng võ và cái đẹp. Nghiên cứu truyện ngắn ông, chúng ta có thể thấy một Mishima đầy lòng trung quân ái quốc với nhiều tiêu chí được đẩy đến cực hạn. “Bushido” hay “tinh thần thượng võ” là điều ông không chỉ kế thừa từ hoàn cảnh gia đình, từ hoàn cảnh Nhật Bản bảo hoàng thời kì bấy giờ mà còn từ bộ sách yêu thích Hagakure. Trong tác phẩm của ông, con người lí tưởng theo tinh thần bushido chính là hình ảnh đầy khí tiết của người samurai hiện đại: trung quân ái quốc, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng và cho dù mỗi phút giây của sự sống hay cái chết, con người ấy cũng đều tận hiến với một vẻ đẹp mãnh liệt hiếm thấy. Tuy nhiên, chính do xu hướng bị hấp dẫn bởi cái chết nên tác phẩm của ông mang hơi hướng cuồng tử. Đây có lẽ chính là hạn chế đáng tiếc của một thiên tài mà người đời vẫn ngợi ca như một “bông hoa ác” đầy kì dị.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83154 Thu, 05 Oct 2023 03:51:05 +0700 THƠ ĐƯỜNG CỦA MỘT SỐ THI SĨ TRONG HÀNH TRÌNH BIẾM TRÍCH ĐẾN VIỆT NAM https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83149 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Nhà Đường, Trung Hoa đánh dấu thời đại hoàng kim của thể loại thơ Đường luật với số lượng tác gia đồ sộ và khối lượng tác phẩm rực rỡ nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Hoa. Với tư cách là di sản văn hóa trân quý, thơ Đường lẽ dĩ nhiên cùng với văn hóa thời Đường đều được tiếp nhận một cách tích cực ở Việt Nam. Về ảnh hưởng và sự tiếp nhận của một số thi sĩ tiêu biểu thời Đường là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị... đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các tác giả Đường thi khác vẫn còn là những hình bóng mờ nhạt. Trong quá trình tìm hiểu lịch sử truyền bá Thơ Đường, chúng tôi có thêm cứ liệu về những bài thơ Đường được các thi sĩ sáng tác trong hành trình biếm trích đến nước ta. Họ ít nhiều có mối giao lưu mật thiết với giới văn nhân sĩ tử người Việt, do đó đã có cơ hội truyền bá thơ Đường, đồng thời đã sáng tạo nên những thi phẩm giàu giá trị về nội dung và nghệ thuật. Trong phạm vi bài báo, tác giả tập trung giới thiệu, khảo sát, bình luận những bài thơ được sáng tác trong hành trình biếm trích của hai thi sĩ thời Sơ Đường là Đỗ Thẩm Ngôn và Thẩm Thuyên Kỳ. Việc khảo sát những bài thơ được viết trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của hai thi sĩ cho thấy vẻ đẹp và sức sống bất diệt của kinh điển Đường thi còn là sự đóng góp của những bài thơ miêu tả thiên nhiên, cảnh vật, đất nước và con người Việt Nam.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83149 Thu, 05 Oct 2023 03:52:02 +0700 TRẢI NGHIỆM CÔ ĐƠN CỦA ĐỘC GIẢ KHI ĐỌC TÁC PHẨM CỦA TÀN TUYẾT DƯỚI LÍ THUYẾT CỦA TIẾP NHẬN VĂN HỌC https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83148 <table border="0" width="100%" cellspacing="1" cellpadding="3"> <tbody> <tr> <td class="tdview" width="75%">Tàn Tuyết là nữ văn sĩ nổi tiếng trên văn đàn đương đại Trung Quốc, được mệnh danh là “Kafka của châu Á”, sáng tác của nữ nhà văn được đông đảo bạn đọc trên thế giới yêu thích, đặc biệt có sức hấp dẫn với độc giả Nhật Bản và rất nhiều quốc gia phương Tây. Tác phẩm của Tàn Tuyết đòi hỏi ở người đọc sự kiên nhẫn qua việc trải nghiệm từng cảm xúc, cảm giác trong thế giới nghệ thuật cô độc mà Tàn Tuyết mở ra. Đó là một thế giới mà trung tâm của nó là chiều sâu bản thể, “nhân tính” của con người; và người đọc với những tầm đón nhận, tâm thế đón nhận khác nhau của thời đại hậu hiện đại khi thâm nhập được vào thế giới nghệ thuật ấy chắc chắn sẽ đồng cảm với sự cô đơn, lạc lõng, mất kết nối của nhân vật. Sự cô đơn ấy xuất hiện thường trực như một điều tất yếu trong cuộc sống của các nhân vật khi họ không thể gọi tên cảm xúc để tự cân bằng tinh thần của chính mình. Qua đó, người đọc soi chiếu lại bản ngã của chính mình trong thế giới thực, tự cân bằng lại bản ngã đã bầm dập, và hướng tới mở rộng và nâng cao tâm hồn, hướng về cái Đẹp, cái Thiện thông qua sự không thoả hiệp với cái Xấu, cái Ác trong tác phẩm. Sau quá trình đồng cảm, cái “tôi” cô đơn, cô độc được thanh lọc và bừng tỉnh – nhận thức được chân giá trị bản thể của con người – cô đơn là một phần tất yếu trong bản chất con người, từ đó dung hòa với nỗi cô đơn của bản thân, làm bạn với “đứa trẻ bên trong” của chính mình, tự làm giàu giá trị của bản thân, trở thành một cá nhân tích cực của một cộng đồng người văn minh, lối sống lành mạnh của người trưởng thành trong xã hội hiện đại.&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/83148 Thu, 05 Oct 2023 03:53:06 +0700 CẤU TRÚC BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/84549 <p>Cao Hành Kiện (1940 - ) là một trong những nhà văn xuất sắc đã được vinh dự nhận giải Nobel văn chương năm 2000. Nói đến nhà văn này là nói đến tiểu thuyết Linh sơn - tác phẩm đã làm nên tên tuổi Cao Hành Kiện và cũng là một trong những tác phẩm có giá trị “mở đường” cho tiểu thuyết Hoa ngữ đương đại. Linh sơn có lối triển khai trần thuật hết sức ấn tượng, xoay quanh các thành tố tự sự: người đi - chuyến đi - người kể. Sự phản chiếu vào nhau như một mặt kính giữa các câu chuyện kể của các nhân vật “ta” - “mi” - “hắn” đã khiến cho các thành tố tự sự nói trên trở thành những biểu tượng nghệ thuật mang đầy dụng ý. Về vấn đề nghệ thuật tự sự trong Linh sơn, từng có không ít công trình nghiên cứu đã tìm hiểu và đạt được những thành tựu nhất định. Bài viết của chúng tôi triển khai theo hướng khác, đi sâu phân tích cấu trúc biểu tượng: “người đi”, “chuyến đi” và “người kể” với định hướng làm sáng tỏ cấu trúc tự sự của thiên tiểu thuyết.&nbsp;</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/DHSPHN/article/view/84549 Thu, 05 Oct 2023 04:01:05 +0700