CẤU TRÚC BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN

DOI: 10.18173/2354-1067.2022-0001

  • Nguyễn Thị Mai Chanh
Từ khóa: Linh sơn, Cao Hành Kiện, tiểu thuyết, biểu tượng, cấu trúc tự sự.

Tóm tắt

Cao Hành Kiện (1940 - ) là một trong những nhà văn xuất sắc đã được vinh dự nhận giải Nobel văn chương năm 2000. Nói đến nhà văn này là nói đến tiểu thuyết Linh sơn - tác phẩm đã làm nên tên tuổi Cao Hành Kiện và cũng là một trong những tác phẩm có giá trị “mở đường” cho tiểu thuyết Hoa ngữ đương đại. Linh sơn có lối triển khai trần thuật hết sức ấn tượng, xoay quanh các thành tố tự sự: người đi - chuyến đi - người kể. Sự phản chiếu vào nhau như một mặt kính giữa các câu chuyện kể của các nhân vật “ta” - “mi” - “hắn” đã khiến cho các thành tố tự sự nói trên trở thành những biểu tượng nghệ thuật mang đầy dụng ý. Về vấn đề nghệ thuật tự sự trong Linh sơn, từng có không ít công trình nghiên cứu đã tìm hiểu và đạt được những thành tựu nhất định. Bài viết của chúng tôi triển khai theo hướng khác, đi sâu phân tích cấu trúc biểu tượng: “người đi”, “chuyến đi” và “người kể” với định hướng làm sáng tỏ cấu trúc tự sự của thiên tiểu thuyết. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-05