DI DÂN LAO ĐỘNG NGƯỜI JAVA PHỤC VỤ KHAI THÁC ĐỒN ĐIỀN CAO SU CỦA TƯ BẢN PHÁP Ở NAM KÌ ĐẦU THẾ KỈ XX

DOI: 10.18173/2354-1067.2022-0010

  • Trần Xuân Trí
  • Trần Thị Phương Lan
Từ khóa: di dân, Java, đồn điền cao su, Nam Kì thuộc Pháp.

Tóm tắt

Sau khi xâm lược và biến Nam Kì trở thành thuộc địa, chính quyền thuộc địa và tư bản Pháp tăng cường chiếm đất, đầu tư phát triển đồn điền, đặc biệt là đồn điền cao su ở miền Đông Nam Kì. Do dân cư thưa thớt, trong khi diện tích đồn điền ngày càng được mở rộng nên đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn lao động trong những năm đầu thế kỉ XX. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền thuộc địa và tư bản Pháp đã tiến hành di dân lao động người Java vào Nam Kì, nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn và không mấy thành công, một phần do chính sách hạn chế xuất khẩu lao động của chính quyền thuộc địa Hà Lan, mặt khác do chi phí tuyển mộ, vận chuyển lao động di dân người Java quá lớn. Tuy nhiên, sự hiện diện của khoảng một nghìn lao động di dân người Java đã giải quyết được phần nào tình trạng thiếu hụt lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển của một số đồn điền cao su ở Nam Kỳ. 
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-05