ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRINH THÁM TRONG TIỂU THUYẾT BÙI HUY PHỒN GIAI ĐOẠN 1930 – 1945

DOI: 10.18173/2354-1067.2021-0049

  • Hoàng Thị Hiền Lê
Từ khóa: Bùi Huy Phồn, Hàn Thuyên, văn học trinh thám, tiểu thuyết, 1930-1945.

Tóm tắt

Chúng tôi nghiên cứu tác phẩm của Bùi Huy Phồn với tư cách là một thành viên của nhóm Hàn Thuyên. Có thể xem Bùi Huy Phồn là nhà văn duy nhất trong nhóm viết tiểu thuyết trinh thám. Khi tiếp cận Gan dạ đàn bà, Tờ di chúc của dòng họ Trần Thạch, Mối thù truyền nghiệp…, chúng tôi sẽ tìm hiểu những đặc trưng của thể loại trinh thám thể hiện trong cả nội dung và nghệ thuật, đồng thời chỉ ra những điểm hạn chế của Bùi Huy Phồn khi lần đầu thử sức với phong cách mới mẻ này. Với nội dung là bức tranh hiện thực đậm chất đô thị miêu tả những quẩn quanh, tính toán có phần cực đoan của nhân vật, nhà văn đã xây dựng một lớp vỏ bọc có phần ma mị trong những vụ án rối ren, nhằm che đậy những lớp hình thức màu mè, giả tạo của con người đang cố “chen chân” tiến tới văn minh phương Tây. Hi vọng những tiếp cận này sẽ là cơ hội khơi thông một mạch ngầm văn học có giá trị trong nhóm Hàn Thuyên nói riêng và văn học trinh thám Việt Nam nói chung. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-02-22
Chuyên mục
BAI BÁO