ĐẶC TRƯNG MĨ HỌC CỔ ĐẠI NHẬT BẢN NHÌN TỪ TƯ TƯỞNG MĨ HỌC CỔ ĐIỂN PHƯƠNG ĐÔNG

DOI: 10.18173/2354-1067.2021-0022

  • Hoàng Thị Mỹ Nhị
Từ khóa: quan niệm thẩm mĩ, cái đẹp, Nhật Bản, tư tưởng Phương Đông.

Tóm tắt

Mĩ học Nhật hình thành từ rất sớm, có những nét đặc trưng riêng và trong mối quan hệ với tư tưởng phương Đông. Từ thời cổ đại, các quan niệm thẩm mĩ xuất hiện và luôn có vai trò quan trọng trong định hình phong cách sáng tác của người nghệ sĩ và đời sống văn hóa người Nhật, đặc biệt nở rộ trong văn hóa thời Heian. Mĩ học cổ đại đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển một hệ thống mĩ học Nhật Bản độc đáo và phong phú sau này. Bài báo tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của triết học, tôn giáo và tư tưởng phương Đông cũng như sự tiếp biến tài tình của người Nhật để hình thành nên đặc điểm mĩ học riêng có của dân tộc. Ngoài ra, bài báo phân tích những đặc trưng cái đẹp biểu hiện qua đặc điểm như sự khuyết thiếu và dồn nén cảm xúc, gần gũi và cao xa, thiêng liêng và trần tục và số phận mong manh. Từ đó, phát hiện những mối quan hệ giữa mĩ học Nhật với nền mĩ học tiêu biểu như Trung Hoa và Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu của công trình góp phần làm cơ sở để giải mã đặc tính văn hóa Nhật từ góc nhìn truyền thống. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-02-21
Chuyên mục
BAI BÁO