ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÀNH LẬP PHÒNG\TỔ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ BỆNH VIỆN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020

DOI: 10.18173/2354-1067.2021-0014

  • Phạm Tiến Nam
Từ khóa: Thành lập Phòng/Tổ công tác xã hội, công tác xã hội trong bệnh viện, nhân viên công tác xã hội, Việt Nam.

Tóm tắt

Để công tác xã hội trong bệnh viện từng bước được chuyên nghiệp hóa thì việc thành lập Phòng\Tổ công tác xã hội tại các bệnh viện là cần thiết trong bối cảnh tại Việt Nam hiện nay. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả thành lập Phòng\Tổ công tác xã hội của một số bệnh viện tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12\2019 đến tháng 03\2020, có sự tham gia của 503 bệnh viện, bao gồm: tuyến trung ương, tuyến tỉnh, và tuyến quận\huyện trên quy mô toàn quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ thành lập Phòng\Tổ công tác xã hội của một số bệnh là khá cao (vượt so với chỉ tiêu ban đầu). Nguồn nhân lực là nguyên nhân chính khiến một số bệnh viện chưa thành lập Phòng\Tổ công tác xã hội (chiếm tỉ lệ cao nhất với 65.0%). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số giường bệnh theo kế hoạch càng lớn thì tỉ lệ thành lập Phòng\Tổ công tác xã hội càng cao. Có 4 bộ phận trực thuộc Phòng\Tổ công tác xã hội được các bệnh viện thành lập nhiều bao gồm: Bộ phận Hỗ trợ người bệnh (59.6%), Bộ phận Truyền thông (44.9%), Bộ phận vận động và tiếp nhận tài trợ (40.8%), Bộ phận chăm sóc khách hàng (44.1%). Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số đề xuất tới Bộ Y tế để việc thành lập Phòng\Tổ công tác xã hội được hiệu quả hơn trong thời gian tới tại một số bệnh viện trên toàn quốc.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-21
Chuyên mục
BAI BÁO