CHÍNH SÁCH CỦA MẠC PHỦ TOKUGAWA ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ

DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0057

  • Trần Nam Trung
Từ khóa: Tokugawa Shogunate, Japanese Buddhism, Shogunate's policy, Religious policy of the Tokugawa shogunate, anti-Christian policy in Japan during the Tokugawa period

Tóm tắt

Năm 1603, Tokugawa Ieyasu đã lập ra Mạc phủ Tokugawa, mở ra thời kì hòa bình lâu dài của Nhật Bản. Nhằm duy trì sự ổn định xã hội, Mạc phủ Tokugawa đã ban hành hàng loạt chính sách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đối với Phật giáo, Mạc phủ buộc các gia đình phải đăng kí sinh hoạt tôn giáo cố định tại một ngôi chùa ở địa phương; yêu cầu các tông phái phải phải lập bản kê khai các tự viện trong tông phái của mình; cấmviệc xây dựng các tự viện mới; khích lệ việc học tập và nghiên cứu giới luật của các tự viện trong cả nước. Những chính sách đó đã để lại những tác động nhiều mặt đối với chính quyền Mạc phủ, cũng như Phật giáo. Đối với Phật giáo, những chính sách của Mạc phủ Tokugawa đánh dấu thời kì phục hồi nhưng bị khống chế chặt chẽ của tôn giáo này ở Nhật Bản. Những đặc quyền mà Phật giáo có được đã đem lại quyền lực rất lớn cho các ngôi chùa Phật giáo đối với người dân Nhật Bản từ nông dân tới võ sĩ. Đây cũng là thời kì chứng kiến sự phục hưng học thuật của các tông phái Phật giáo Nhật Bản. Đối với Chính quyền Mạc phủ, Phật giáo bị chính quyền khống chế chặt chẽ, trở thành công cụ hữu hiệu để chống lại Thiên Chúa giáo cũng như quản lí và kiểm soát cư dân, củng cố trật tự xã hội phong kiến. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-15
Chuyên mục
BAI BÁO