DIỄN NGÔN VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT ĐƯỜNG ĐI CỦA LÊ MINH PHONG

DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0054

  • Phan Trọng Hoàng Linh
Từ khóa: Lê Minh Phong, Đường đi, Mikhail Bakhtin, diễn ngôn, biểu tượng

Tóm tắt

Trên điểm tựa lí thuyết là thi pháp học của Mikhail Bakhtin, bài viết tiếp cận tác phẩm Đường đi của Lê Minh Phong từ hai yếu tố là diễn ngôn và biểu tượng. Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, tác giả đã tạo ra sự đồng hành, đối thoại giữa hai lớp biểu tượng: ý thức và thân xác; qua đó, trình bày một nhận thức về trạng thái của con người trong xã hội hiện đại. Bị bủa vây giữa những cấm kị phi lí, con người rơi vào trạng thái mất đi tiếng nói. Tìm lại tiếng nói và mò mẫm lối đi, với nhân vật của Lê Minh Phong, là một hành trình tuyệt vọng. Do đó, thế giới tiểu thuyết hiện ra trên cái nền u tối, đầy nước mắt, máu và cái chết, xen lẫn tạp âm của những tiếng gào thét, văng tục và nguyền rủa. Từ những kết quả nghiên cứu đạt được, bài viết góp phần khẳng định vị trí của Lê Minh Phong như một phong cách nghệ thuật tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-15
Chuyên mục
BAI BÁO