TƯ TƯỞNG HÀNH ĐẠO TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA ĐOÀN NGUYỄN TUẤN

DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0051

  • Lê Văn Tấn
Từ khóa: Đoàn Nguyễn Tuấn, tư tưởng hành đạo, thơ chữ Hán, văn học trung đại

Tóm tắt

Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?), hiệu Hải Ông, quê làng Hải Yên, huyện Quỳnh Côi (nay là làng Hải An, xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ), tỉnh Thái Bình. Ông từng đỗ Hương cống dưới thời nhà Lê nhưng không ra làm quan, sau đó có cùng với Vũ Huy Tấn, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm… theo Tây Sơn và được trọng dụng. Đoàn Nguyễn Tuấn có quan niệm hành tàng khá linh hoạt nên đã theo đuổi và kiên trì con đường hành đạo của kẻ sĩ trong thời loạn. Với hơn 200 bài thơ chữ Hán còn để lại, Đoàn Nguyễn Tuấn đã có dịp thể hiện khá sáng rõ những phương diện nội dung quan trọng trong tư tưởng hành đạo của mình và qua đây có thể khẳng định rằng, là một trong những tác giả văn học lớn giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nói riêng, của văn học trung đại Việt Nam nói chung. Đây là nội dung chính được chúng tôi đặt ra và giải quyết trong bài viết này. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-15
Chuyên mục
BAI BÁO