BIỂU TƯỢNG ĐẤT TRONG BỘ BA TIỂU THUYẾT NGÔI NHÀ ĐẤT CỦA PEARL S. BUCK

DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0050

  • Lê Thị Ngọc Ánh
Từ khóa: Pearl S. Buck, biểu tượng, biểu tượng đất, bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất

Tóm tắt

Pearl S. Buck là nữ văn sĩ Mỹ đầu tiên (sau đó là Toni Morrison) nhận được giải Nobel văn học danh giá năm 1938. Những trang viết của bà đã tạo những vệt quang phổ gây hiệu ứng mạnh mẽ, lâu dài trên văn đàn thế giới từ thập kỉ 30 của thế kỉ XX. Đặc biệt, với Đất lành, Những người con trai và Gia đình chia rẽ là các tác phẩm nằm trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất (The House of Earth), bà đã nhận được huy chương William Dean Howells của Viện hàn lâm nghệ thuật và văn chương Hoa Kì cho sáng tác hay nhất năm 1931-1935, đồng thời nó cũng giúp tên tuổi bà nổi tiếng thế giới. Đến nay, gần 70 sáng tác của bà vẫn có thể được tìm thấy trong các ngôi làng và trang trại cô lập ở Tanzania, New Guinea, Ấn Độ, Colombia hay trong một túp lều ở Malawi. Đối tượng của văn học, suy cho cùng là “đất” và “người”, và mỗi nhà văn thường “khoanh” riêng cho mình một vùng đất, một giai tầng xã hội để kể, để mô tả và mổ xẻ. Pearl Buck đã chọn đất nước Trung Hoa rộng lớn và đông dân nhất thế giới, chứ không phải là nước Mỹ quê hương bà, để làm “đất” nghệ thuật của mình. Qua biểu tượng đất trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất, Pearl S. Buck đã chỉ ra mối quan hệ cơ hữu giữa đất và người, niềm tự hào về lãnh thổ giang sơn của mỗi một con người. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-15
Chuyên mục
BAI BÁO