TỪ VẤN ĐỀ “NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN” TRUNG HOA TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ “PHONG – KIẾN” Ở VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI

DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0037

  • Phạm Hoàng Mạnh Hà
Từ khóa: nhà nước phong kiến, tước vị, đất phong

Tóm tắt

Tổ chức nhà nước Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có phải phong kiến (?) là vấn đề được tranh luận, bàn thảo rất nhiều trên các diễn đàn học thuật từ gần một thế kỉ trước. Về đại thể, khi tìm hiểu về đặc trưng nhà nước phong kiến, các nhà nghiên cứu đã giải thích bằng ba biểu hiện: “phong bang (hoặc phong thổ) - kiến chế (hoặc kiến quốc), “phong tước - kiến địa” và mô hình phong kiến được dịch từ thuật ngữ “féodalité” của phương Tây. Giữa “féodalité phương Tây” và “phong kiến Trung Hoa” (bao gồm cả “phong bang - kiến chế” và “phong tước - kiến địa”) dẫu có một số khác biệt về biểu hiện, về thời điểm xuất hiện, kết thúc, đặc biệt là quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất… nhưng cả ba thể chế chính trị này đều có chung “mẫu số” là đất phong (hay lãnh địa riêng). Qua một số trường hợp điển hình, chúng tôi nhận thấy, ở Việt Nam, việc phong tước diễn ra rất phổ biến suốt thời Trung đại nhưng không đi kèm với “phong bang” hay “kiến địa”. Những vùng đất được ban thưởng cho mỗi cá nhân thực chất chỉ là “lộc điền”, “lộc thổ”. Trên cơ sở so sánh đối chiếu bước đầu, chúng tôi cho rằng tổ chức nhà nước Việt Nam thời Trung đại không tương đồng với nội hàm các khái niệm đã nêu. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-15
Chuyên mục
BAI BÁO