THẾ KỈ X TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM: MỘT THỜI KÌ QUÁ ĐỘ VÀ ĐIỂN HÌNH

  • Lê Hiến Chương
Từ khóa: Thế kỉ X, Bắc thuộc, quá độ, độc lập.

Tóm tắt

Trong lịch sử Việt Nam, thế kỉ X chứng kiến sự kết thúc của thời kì “Bắc thuộc” và mở đầu kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài của quốc gia - dân tộc. Quá trình này là kết quả của nhiều yếu tố đan xen, trong đó nổi bật là bối cảnh nhà Đường suy yếu, dẫn đến sự trỗi dậy của các vùng đất ngoại vi lệ thuộc, được dẫn dắt bởi tầng lớp lệnh tộc, hào trưởng bản địa. Trên cơ sở xem xét lại chuỗi sự kiện chính trị - quân sự, bài viết cố gắng phác thảo một bức tranh mới về thế kỉ X và vị trí của nó trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Khung chính của bức tranh là thời điểm mở đầu thời kì tự chủ và thời điểm kết thúc “Bắc thuộc”. Trong khung thời gian đó, bài viết nêu lên và phân tích những biểu hiện được cho là “quá độ”, “bản lề” của thế kỉ X. Ở một khía cạnh khác, việc soi chiếu kĩ những diễn tiến chính trị của giai đoạn này còn cho thấy lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX là sự “giải nén” những yếu tố, đặc tính đã được định hình từ thế kỉ X.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-13
Chuyên mục
BAI BÁO