VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG H’MÔNG TRONG TIỂU THUYẾT LẶNG YÊN DƯỚI VỰC SÂU CỦA ĐỖ BÍCH THÚY

  • Lê Trà My

Tóm tắt

Lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy đã tạo dựng một không gian văn hóa với tầng lớp các mã văn hóa dân gian, văn hóa cộng đồng của miền cao cực bắc Việt Nam. Đó là một bức tranh đời sống với những đặc trưng của địa bàn cư trú, với các tập tục sinh hoạt, tập quán canh tác, cách thức mưu sinh, các thủ tục, lễ nghi của người H’mông. Hệ thống mã văn hóa H’mông đã tạo nên một không khí truyện đầy chất vùng cao. Lớp không gian tự sự vùng cao trở thành kí hiệu quyển (semiosphère), trường lực của nó chi phối mạnh mẽ và kết dính hệ thống motip truyện kể. Nhà văn đã tái sinh các motip dân gian như cướp vợ, mồ côi, tự vẫn, tạo nên những biến thể mới, duy trì và làm đa dạng gene văn hóa cộng đồng. Tác phẩm đã khơi vào kí ức tộc người, sử dụng nét văn hóa đặc thù truyền thống, kết hợp với những cách thức tự sự mới để nói những câu chuyện của người H’mông thời hiện đại
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-04-03
Chuyên mục
BAI BÁO